Cách cắt tảo đỏ nhanh và hiệu quả cho ao nuôi

Một số loại tảo độc xuất hiện trong ao gây hại cho tôm, khiến tôm chậm phát triển, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nuôi thả tôm. Đặc biệt chính là loài tảo đỏ, một loài tảo sống chủ yếu ở nước mặn.

Tảo đỏ
Tảo đỏ sống chủ yếu ở nước mặn

Sự xuất hiện của loài tảo đỏ gây hại

Tảo đỏ (tảo giáp) là tên gọi của một loại tảo độc, chúng sống chủ yếu ở nước mặn, tồn tại dạng đơn bào hình dáng cầu hoặc là sợi. Trong ao nuôi tôm, chúng phát triển, di chuyển nhanh, làm thiếu oxy khiến tôm chậm phát triển.

Tảo đỏ ao nuôi tôm xuất hiện do sự mất cân bằng khoáng vi lượng, dư thừa thức ăn, đáy ao không được cải tạo kỹ. Từ đó, tạo điều kiện cho tảo giáp trong ao phát triển, mức độ lớn dẫn đến biến đổi màu nước trong ao tôm. Chúng có khả năng quang hợp nên khi trời nắng thường nổi váng khiến màu nước sẫm lại.

Tảo đỏ có kích thước nhỏ, mật độ lớn khi tôm ăn phải sẽ khó tiêu hóa được, điều này làm tôm bị tắc nghẽn đường ruột hoặc đứt ruột. Đặc biệt, sự phát triển quá nhanh của tảo trong nước làm giảm oxy trong nước, khiến tôm hô hấp khó. Khi tảo chết đi tạo khí độc cũng làm ảnh hưởng tới quá trình sinh sống của tôm.

Các cách cắt tảo đỏ nhanh và hiệu quả được sử dụng phổ biến

Do tảo phát triển rất nhanh chóng và khó kiểm soát, nên hiện nay người nuôi thường sử dụng phổ biến các hóa chất thủy sản chuyên dụng để có thể xử lý tình trạng tảo xâm nhập gây hại. Dưới đây là các cách xử lý tảo đỏ hiệu quả:

Sử dụng đồng sunfat (CuSO4

Đồng sunfat có thể diệt được các loại tảo độc như tảo lam, tảo mắt, tảo giáp,.. trong ao nuôi rất hiệu quả. Vì vậy hoàn toàn có thể sử dụng đồng sunfat để xử lý tảo đỏ.

Ưu điểm khi cắt tảo bằng đồng sunfat là rất dễ thực hiện, hiệu quả ngay sau khi sử dụng. Giá thành rẻ, dễ dàng mua.

Nhược điểm là dễ làm sụp tảo, mất tảo nếu quá liều lượng quy định, tảo độc sẽ sớm phát triển trở lại do ao nuôi vẫn đang có rất nhiều chất dinh dưỡng dư thừa.

Tảo giápTảo đỏ có kích thước nhỏ, tôm ăn phải sẽ rất khó tiêu. Ảnh: biowish.vn

Sử dụng Clorine để cắt tảo đỏ

Clorine là một hóa chất có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn, ký sinh trùng, đặc biệt, khả năng xử lý nước ao nuôi tôm cực tốt. Tuy nhiên không nên lạm dụng bởi nếu dùng lượng nhiều, đáy ao khó gây màu nước, ảnh hưởng lớn tới vụ nuôi.

Liều lượng Clo nên dùng khử trùng đáy ao từ 50 – 100g/m3, khử trùng nước từ 20 – 30 g/m3.

Tuy nhiên, khi sử dụng Clo cần lưu ý như sau: 

- Xử lý trước khi thả tôm, cá để hạn chế sinh vật trong nước bị chết hoặc ngộ độc.

- Không dùng clo khi nước ao giàu dinh dưỡng, chất hữu cơ vì có thể gây phản ứng phụ.

- Không dùng các chất khác trong quá trình thả Clo vì có thể gây các phản ứng hóa học, ảnh hưởng tới chất lượng nước.

- Không nên thả vôi trước khi dùng Clo vì điều này làm giảm tác dụng của Clo.

- Sau khi dùng Clo, nên thả men vi sinh để giúp cân bằng màu mỡ trong môi trường nuôi.

- Dùng Clo với liều lượng phù hợp, điều này đảm bảo diệt tảo nhanh chóng mà không ảnh hưởng tới nguồn nước và sự sinh trưởng của tôm, cá.

Cắt tảo đỏ bằng vôi

Vôi có nhiều tác dụng trong xử lý môi trường, đặc biệt có thể dùng để cắt tảo độc, khi thấy ao nuôi có nhiều tảo độc bà con sử dụng vôi nung để xử lý bằng cách ngâm vôi hoặc vỏ sò vào lúc 2h chiều, chờ đến 3h sáng thì mang vôi tạt đều quanh ao với liều lượng 30kg/1000 m3 nước, thực hiện liên tiếp trong 2 ngày.

VôiVôi là một nguyên liệu khá phổ biến với người nuôi tôm. Ảnh: bentonite.net.vn

Cắt tảo bằng vôi nung cần thực hiện vào trời mát, tốt nhất là ban đêm để giảm bớt ảnh hưởng của vôi đối với tôm, nếu ao nuôi lót bạt thì sau khi sử dụng vôi cắt tảo bà con nên si-phông đáy ao để tránh tình trạng vôi lắng tụ dưới đáy ao.

Cắt tảo đỏ bằng vi sinh

Sử dụng vi sinh để cắt tảo là giải pháp được khuyên dùng vì an toàn và đạt hiệu quả cao.

Cơ chế cắt tảo bằng vi sinh rất đơn giản đó là bổ sung một lượng lớn các vi khuẩn Bacillus spp vào ao nuôi, chúng sẽ sinh sôi và cạnh tranh sinh học trực tiếp với tảo độc, từ đó làm giảm nguồn dinh dưỡng khiến cho tảo độc giảm dần số lượng từ đó không có khả năng gây hại cho tôm.

Nhìn chung, tảo độc đặc biệt là tảo đỏ phát triển mạnh ở giai đoạn từ tháng thứ 2 trở đi, do lượng thức ăn dư thừa và chất thải của tôm cá,.. gây ra. Chính vì thế để hạn chế tảo độc trong ao nuôi tôm bà con cần phải giảm bớt lượng chất dinh dưỡng trong ao bằng cách: nếu ao lót bạt thì nên thường xuyên si-phông, quản lý thức ăn tránh cho ăn dư thừa, cấy men vi sinh xử lý đáy ao thường xuyên để làm đáy ao sạch, giảm khí độc,..

Đăng ngày 21/12/2023
Mây @may
Nuôi trồng

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 09:41 03/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 09:58 02/10/2024

Tôm thẻ chân trắng xuất khẩu: Khẳng định chất lượng từ nguồn gốc

Hệ thống truy xuất nguồn gốc trong sản phẩm xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Việc thiết lập hệ thống này không chỉ giúp ngăn ngừa gian lận thực phẩm mà còn hỗ trợ việc thu hồi sản phẩm một cách hiệu quả trong trường hợp cần thiết.

Tôm
• 09:26 01/10/2024

Tác dụng của cá cảnh trong việc giảm căng thẳng mà bạn không ngờ tới

Ngày nay, việc nuôi cá cảnh đã trở thành một sở thích phổ biến trong nhiều gia đình. Không chỉ mang đến vẻ đẹp cho không gian sống, thú vui này còn ẩn chứa nhiều lợi ích không ngờ tới cho sức khỏe tinh thần.

Cá cảnh
• 19:56 03/10/2024

Cá tra Việt Nam cần có thương hiệu để vượt khó

Chiều 27/9/2024, làm việc trực tuyến với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, có tỉnh ở ĐBSCL đề nghị được ưu tiên bố trí kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống cá tra tập trung. Vấn đề bức thiết bởi cá tra nước ta đang đối diện nhiều khó khăn, muốn vượt qua cần nâng cao chất lượng chuỗi sản phẩm từ giống đến chế biến xuất khẩu để xây dựng thương hiệu đáp ứng yêu cầu thị trường. Thực tế, nhiều doanh nghiệp và địa phương đã thực hiện, đang cần ưu tiên nguồn lực để có kết quả lớn hơn.

Cá tra
• 19:56 03/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 19:56 03/10/2024

10 đặc điểm để nhận biết tôm tươi trước khi mua

Tôm là món ăn quen thuộc với mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, để chọn lựa được những con tôm tươi ngon là điều mà bà nội trợ nào cũng quan tâm hàng đầu. Bởi chỉ có những con tôm tươi mới chế biến nên những món ăn hấp dẫn và đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Sau đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc nhận biết 10 đặc điểm dễ dàng lựa được những con tôm tươi ngon trước khi mua nhé.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:56 03/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 19:56 03/10/2024
Some text some message..