Cái khổ của nông dân nuôi cá

Nông dân giữa thị trường bấp bênh, cạnh tranh khốc liệt, tin đồn thất thiệt, nguồn nước trên sông cạn kiệt và ôi nhiễm là những người nuôi cá ở ĐBSCL gặp phải.

Cái khổ của nông dân nuôi cá
Dãy nhà bè cá của Bảy Bon trên sông Hậu – Ảnh: ĐT

Ở “đuôi” Cồn Sơn, TP Cần Thơ, ông Bảy Bon kết một dãy 17 bè nuôi cá, nghĩ tới tình huống xấu nhất và bắt đầu chuyển hướng. Ông Bảy Bon nói khi làm xong bè số 17 cũng là lúc cá điêu hồng qua thời cực thịnh. Cuộc cạnh tranh gay gắt hơn khi La Ngà (Đồng Nai), Hồng Ngự (Đồng Tháp) và Tiền Giang không chỉ nuôi cá mà còn cho đẻ nhân tạo, ươm bán cá giống… phong trào càng rầm rộ chừng nào thì lợi nhuận teo tóp chừng nấy.

Tin đồn ăn cá bị ung thư, rồi thì nào dư lượng thuốc kháng sinh và đủ thứ rắc rối khiến giá cá từ 25.000 đồng/kg rớt xuống mức 18.000 đồng/kg. Những rủi ro có nguy cơ nhấn chìm mọi cố gắng của làng bè khi không ai mua cá quá lứa (từ 500g/con đến gần 1kg/con). Mãi tới khi các cơ quan truyền thông vào cuộc, công ty Phú Thạnh đem mẫu kiểm tra không có chất kháng sinh và tiếp tục mua nguyên liệu chế biến xuất khẩu thì “giông tố” mới qua đi, nhưng cũng kịp làm bốc hơi của ông Bảy Bon 3 tỉ đồng.

Ông Bảy Bon bắt đầu chuyển đổi khi tình cờ gặp lại bạn cũ. Nghe bạn gặp khó ông “hào hiệp” mua liền  200.000 con cá thát lát giống đang ứ đọng, gọi là “giúp hội”, cũng là cách để Bảy Bon thử vận khi cá điêu hồng không bảo đảm nguồn thu như trước nữa. Loài cá này mạnh mẽ, mau lớn, thịt cá ngọt, dai. Lứa cá đầu, giá thành 30.000 đồng/kg bán ra chợ có giá tốt 70.000 đồng/kg, có lúc lên tới 90.000 đồng/kg. Một năm sau, ông gỡ được phần lỗ lã cá điêu hồng năm trước.

François Rast, chuyên gia thuỷ sản, “chấm” điểm nơi neo bè phía nam Cồn Sơn, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ, sau khi đã thăm dò lấy mẫu phân tích nước, mẫu đất đáy sông kỹ lưỡng. Lần đầu, ông Bảy Bon hạ thuỷ hai bè cá 50m2 và 70m2, độ sâu 3m, chi phí đầu tư hơn 300 triệu đồng. Cả hai vợ chồng cùng học chuyên ngành thuỷ sản nên nghiên cứu thị trường, chọn nuôi cá điêu hồng. Lúc đó philê cá điêu hồng làm món sushi chấm mù tạt, giá thành mỗi ký chừng 10.000 đồng/kg, bán ra chợ 30.000 đồng/kg. Chưa có thứ gì lời như nuôi cá điêu hồng. Nhờ đó mỗi năm ông Bảy Bon đóng thêm vài cái bè mới. Nhưng cơ hội chỉ thoáng qua.

Ông Bảy Bon tiếp tục nuôi chạch lấu bán vào các nhà hàng, quán ăn trong thành phố. Lúc hút hàng, giá cá chạch lấu 420.000 – 450.000 đồng/kg. Đặc biệt, cá chạch lửa, giá trên 1 triệu đồng/kg. “Mai mốt sẽ cung cấp cá trà sóc, cá heo nước ngọt, cá rô biển… và nuôi cá chép koi (Nhật Bản) cung cấp các cơ sở cá cảnh hay vào các làng du lịch”, ông nói.

Tốt nghiệp ngành thuỷ sản, kỹ sư Bảy Bon nhận công việc khôi phục rừng ngập mặn, nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau, lập gia đình và trở lại Cần Thơ làm việc dưới “trướng” của ông Philippe Sérène, hồi đó là giám đốc công ty Proconco (liên doanh Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc hiệu Con Cò). Ông Sérène nói: “Trên thế giới sông Mekong chỉ có một, sông Amazon ở Nam Mỹ cũng không thể sánh bằng Mekong, với hàng trăm loài cá nước ngọt quý giá; chọn nuôi loài cá này không được thì có loài cá khác, giá trị cao, sinh lợi 1 – 2 tỉ không khó, còn làm nhân viên lương tháng 20 – 30 triệu đồng đã khó”.

Từ năm ngoái tới năm nay, vợ chồng ông Bảy Bon hiểu thị trường nông thuỷ sản bấp bênh, và sẽ bấp bênh hơn nữa khi nguồn nước trên sông Mekong cạn kiệt. Đêm nằm gác tay lên trán, ông Bảy Bon cảm nhận giữa đất trời khoáng đạt thênh thang, nhưng cứ lặng nghe nước chảy như hơi thở yếu ớt mà lòng buồn rười rượi. “Mỗi lần qua chợ trở về, xuống đò qua sông, tự nhiên thấy nó khoẻ như cá được bơi ra sông rộng. Bởi vậy, dòng sông có mệnh hệ nào chắc cuộc sống của Bảy Bon cũng mất hết ý nghĩa”, ông Bảy Bon nói.

Thực ra ông Bảy Bon vẫn còn nhiều kế hoạch trong đầu: chuyển đổi từ cá thát lát, cá nâu, cá chim vây vàng, cá chẻm… những loại thích nghi nước mặn. Nhưng bây giờ không chỉ nước ngọt đã ít, mà nguồn nước còn nhiễm bẩn.

Hơn 42 năm qua, sống với con cá, nhìn cảnh cá tra ra thế giới “một mình một chợ”, hai hiệp hội, cả chục tỉnh, hàng vạn người nhập cuộc… cùng quản lý, điều hành, vậy mà cá tra lại vào đường cùng. Gạo thóc, cá tôm, trái cây, heo gà… những nông sản từ thừa mứa sang khê đọng. Khi chiến lược nông sản định hướng không chính xác, nhà đầu tư dân doanh như Bảy Bon không tìm thấy thành công như mong đợi, ông phải tự làm phao cứu mình bằng cách nay nuôi con này, mai nuôi con kia bán ở thị trường nội địa. Thỉnh thoảng ông đón du khách tới Cồn Sơn, ghé qua làng bè. Điều khiến ông Bảy Bon sợ nhất trong lúc này là nếu tình trạng này kéo dài, tích luỹ từ những trang trại sẽ cạn dần, lỗ lã là cái vực sâu thấy đó mà không tránh được. Chưa kể, sinh kế khó khăn thì ai mà đi du lịch

TTTG
Đăng ngày 16/05/2017
Đức Toàn
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 20:42 15/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 20:42 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 20:42 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 20:42 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 20:42 15/11/2024
Some text some message..