Cải thiện năng suất cá diêu hồng bằng chế phẩm sinh học

Một nghiên cứu mới đây được xuất bản trên Tạp chí Nuôi trồng Thủy sản Indonesia (JAI) đã kết luận rằng việc bổ sung chế phẩm sinh học và paraprobiotics cho cá rô phi đỏ (cá diêu hồng) có thể cải thiện năng suất cá, tăng đáp ứng miễn dịch và khả năng chống lại bệnh Streptococcus agalactiae.

Cá diêu hồng hay còn gọi là cá điêu hồng là một loài cá sống trong môi trường nước ngọt thuộc họ cá rô phi. Ảnh Tepbac

Probiotic và paraprobiotic là gì?

Probiotics còn được biết là chế phẩm sinh học với các vi khuẩn sống mang lại lợi ích cho cá nuôi. Bacillus spp là một loại vi khuẩn phổ biến được sử dụng làm probiotic. Bacillus spp có thể tồn tại lâu hơn so với các chế phẩm sinh học khác do khả năng chống chịu với nhiệt độ cao.

Tỷ lệ sống của vi sinh vật probiotic trong quá trình chế biến và bảo quản thức ăn vẫn là một thách thức khi sử dụng probiotic. Ho và cộng sự (2017) cho biết số lượng tế bào probiotic trong thức ăn chăn nuôi giảm khoảng 10% sau ba tuần bảo quản. Bởi các tế bào probiotic là vi sinh vật sống dễ bị phá vỡ hoặc giết chết do các yếu tố khác nhau của quá trình sản xuất (de Araújo et al., 2020). Tế bào probiotic chết hoặc không hoạt động được gọi là paraprobiotic (Zendeboodi et al., 2020). Khái niệm về paraprobiotic là việc sử dụng các tế bào probiotic không có khả năng sống sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho vật chủ. Paraprobiotic có được từ các vi sinh vật tốt bị mất khả năng tồn tại sau khi tiếp xúc với một số yếu tố có thể thay đổi cấu trúc tế bào của vi sinh vật, chẳng hạn như sự đứt gãy DNA, rối loạn trong màng tế bào…

Bổ sung paraprobiotic Bacillus sp. NP5 cho cá diêu hồng

Nghiên cứu được thực hiện bởi Aldy Mulyadin và cộng sự được thực hiện bằng cách thêm 1% (thể tích/trọng lượng) probiotics hoặc 1% paraprobiotics của Bacillus sp. NP5 vào thức ăn cho cá diêu hồng. Việc bổ sung probiotics và paraprobiotics được thực hiện riêng biệt cho các phương pháp điều trị khác nhau.

Các nhóm cá với 3 phương pháp điều trị và được lặp lại 5 lần với: Nhóm 1: Bổ sung 1% (v/w) probiotic Bacillus sp. NP5; Nhóm 2: Bổ sung 1% (v/w) paraprobiotic Bacillus sp. NP5; Nhóm cá đối chứng: Không bổ sung probiotic hoặc paraprobiotic.

Cá được nuôi trong 30 ngày. Vào ngày nuôi 31, cá được thử thách với vi khuẩn gây bênh liên cầu khuẩn là S. agalactiae (107 CFU / mL) thông qua đường tiêm. Paraprobiotic của Bacillus sp NP5 được tạo ra thông qua quá trình khử hoạt tính bằng nhiệt ở 95°C trong 1 giờ, sau đó thực hiện thử nghiệm khả năng tồn tại trên môi trường thạch TSA và ủ trong 24 giờ.

Trong thời gian 30 ngày nuôi, cá điêu hồng được nuôi bằng men vi sinh và thức ăn bổ sung paraprobiotics có tốc độ tăng trưởng tốt hơn cá được nuôi không bổ sung men vi sinh và paraprobiotics.

Với trọng lượng ban đầu của thí nghiệm khoảng 22 - 23 gam, trọng lượng cuối cùng trung bình của cá điêu hồng là 50 - 51 gam với khối lượng bổ sung hàng ngày là 2,2 - 2,4%. Trong khi cá diêu hồng được cho ăn mà không bổ sung men vi sinh hay paraprobiotics (nhóm cá đối chứng), trọng lượng cuối cùng trung bình chỉ khoảng 45 gam với mức tăng trưởng hàng ngày là 1,9%.

Hiệu suất của việc bổ sung probiotics và paraprobiotics vào thức ăn cũng có thể làm giảm FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn). Kết quả cuối cùng của FCR với hai nghiệm thức lần lượt là 1,27 - 1,36. Trong khi đó, FCR trong thức ăn không bổ sung men vi sinh và paraprobiotics có thể đạt 1,52.

Biểu đồ
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sống của cá diêu hồng với 1 nhóm không thử thách với vi khuẩn gây bệnh (K-), 3 nhóm được tiêm S. agalactiae gây bệnh: Pro (nhóm cá 1 đã được bổ sung 1% probiotic), Para (nhóm cá 2 đã được bổ sung 1% paraprobiotic) và K+ nhóm đối chứng không bổ sung.

Ngoài việc ảnh hưởng đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn, việc bổ sung probiotics và paraprobiotics vào thức ăn cũng có thể duy trì tỷ lệ sống của cá. Sau khi cá điêu hồng được thử nghiệm với nhiễm vi khuẩn Streptococcus agalactiae (một loại vi khuẩn thường tấn công cá nuôi) thì tỷ lệ sống (SR) của cá được bổ sung chế phẩm sinh học và paraprobiotics tốt hơn. Con số đó có thể đạt tới 87%.
Nghiên cứu trên cho thấy tiềm năng sử dụng men vi sinh và paraprobiotic từ Bacillus sp NP5 bổ sung vào thức ăn của cá diêu hồng có hiệu quả trong việc tăng năng suất, tỉ lệ sống của cá trước sự lây nhiễm S. agalactiae.
Nguồn: Aldy Mulyadin et al (2021). Growth performance, immune response, and resistance of Nile tilapia fed paraprobiotic Bacillus sp. NP5 against Streptococcus agalactiae infection, Jurnal Akuakultur Indonesia, 16/03/2021.
Đăng ngày 10/11/2021
Lệ Thủy
Nuôi trồng

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 10:00 17/01/2025

Kinh nghiệm chọn mua cá cảnh và phụ kiện cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã, mang lại không gian sống động và thư giãn cho gia đình. Tuy nhiên, để bắt đầu hành trình này, việc lựa chọn cá cảnh và phụ kiện phù hợp là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi.

Cá cảnh
• 11:30 16/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 14:20 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 14:20 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 14:20 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 14:20 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 14:20 19/01/2025
Some text some message..