Cải thiện tăng trưởng cho cá bằng cây Thảo đại thanh

Một nghiên cứu mới đây đã bổ sung thêm 1 thảo dược tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi cá bởi nó vừa tăng cường sức đề kháng vừa cải thiện trăng trưởng cho vật nuôi thủy sản.

Cải thiện tăng trưởng cho cá bằng cây Thảo đại thanh
Nghiên cứu đại thảo thanh trên cá nóc Nhật Bản

Những chất có tác dụng kích thích miễn dịch được xem là một công cụ hiệu quả để tăng cường tình trạng miễn dịch của các vật nuôi (Dimitroglou và cộng sự, 2009). Việc sử dụng các polysaccharide như một chất miễn dịch trong chế độ ăn đã được đưa ra như là một biện pháp hỗ trợ thông thường trong sản xuất thủy sản (Sakai, 1999).Những polysaccharide của các loài thực vật đã được nghiên cứu rộng rãi. Chúng có tác dụng chóng oxy hóa, tăng cường khả năng đề kháng, trong đó có các hợp chất tiêu biểu như Fucoidan, muerin hay beta glucan...

Các nghiên cứu đã phát hiện thấy các polysaccharides có vai trò kích hoạt đại thực bào (Matsumoto, Cyong, Kiyohara, Matsui, & Yamada, 1995). Và Radix isatidis là một loài thảo dược có một lịch sử lâu dài tại Trung Quốc (Oberthür, Graf & Hamburger, 2004).Để đánh giá tác động của Polysaccharide chiết xuất từ cây Isatis đối với hoạt động miễn dịch của cá. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành thí nghiệm.

Thảo đại thanh Radix isatidis

Radix isatidis hay Isatis indigotica (Cruciferae), được biết đến rộng rãi với tên thảo đại thanh hay bản lam căn là một loại cây y học cổ truyền Trung Quốc được sử dụng để chữa các bệnh phổ biến trên người. Nó là thuốc kháng vi khuẩn và virus đồng thời tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Các thành phần hiệu quả nhất trong Radix isatidis là polysaccharides (IRPS) và glycoproteins (Huang, 2007, Xue, Zhang, Cao & Wu, 2012).

Nghiên cứu trước đây của Chen, Wu, Yin & Li, 2003 cho thấy hoạt tính phóng thực bào của bạch cầu và hoạt tính lysozyme trong huyết thanh tăng lên trong cá chép khi cho ăn Isatis indigotica. Điều này cũng xảy ra với cá chình kho cho ăn hỗn hợp thảo dược có chứa Radix isatidis (Jian & Wu, 2002).

 

Gần đây, Polysaccharide đã được sử dụng rộng rãi như là một chất kích thích miễn dịch bổ sung vào chế độ ăn trong nuôi trồng thủy sản. Do đó, nghiên cứu này đã kiểm tra các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và các chỉ số dinh dưỡng cụ thể, phản ánh trực tiếp tình trạng sức khoẻ của cá, để tìm ra cơ chế tiềm năng cho việc tăng cường hệ thống miễn dịch của IRPS.

Bổ sung thảo đại thanh cho cá

Cá nóc Nhật Bản (Takifugu obscuru) được phân bố ngẫu nhiên vào 3 nghiệm thức, tương ứng với 3 chế độ ăn có bổ sung IRPS khác nhau: Đối chứng (0%), 1% IRPS và 2% IRPS. Khả năng chống oxy hoá, lysozyme và các hoạt động C3 trong quá trình thực bào, tỷ lệ receptor C3b trong hồng cầu, hoạt động hô hấp bộc phát, tăng trọng cơ thể (BWI), tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) và một số chỉ số dinh dưỡng khác được xác định. 

Kết quả 


Kết quả cho thấy IRPS đóng một vai trò tích cực trong việc điều chỉnh tốc độ thực bào của tế bào bạch cầu, các chất ức chế hô hấp và các chất chống oxy hoá. Cá ở hai nhóm ăn bổ sung IRPS cho thấy có sự gia tăng BWI và làm giảm FCR so với cá nóc ăn chế độ ăn đối chứng. 

Sự thay đổi đáng kể của các thông số đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ở cá ăn chế độ ăn IRPS 1%  xảy ra trong vòng 7 ngày, nhưng sau đó giảm; trong khi cá ở chế độ ăn 2%  IRPS đạt cực đại ở mức 10 – 15 ngày sau nhưng được duy trì trong ít nhất 30 ngày. 

Qua các kết quả phân tích cho thấy Polysaccharide từ rễ cây thảo đại thanh giúp kích hoạt chức năng miễn dịch của vật chủ, cải thiện sự tăng trưởng và khả năng thực bào của các đại thực bào và có tác dụng chống vi khuẩn và kháng virus trực tiếp, nhờ đó giúp chống lại sự nhiễm trùng trên động vật thủy sản. 
Đăng ngày 18/04/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 03:50 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 03:50 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 03:50 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:50 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 03:50 16/11/2024
Some text some message..