Cải tiến phương pháp sinh sản cá chạch lấu

Cá chạch lấu (mastacembelus favus) là loài cá bản địa, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Hiện nay, phong trào nuôi cá chạch lấu đang phát triển nhanh tại các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp và Vĩnh Long…

Cải tiến phương pháp sinh sản cá chạch lấu
Cá chạch lấu giống Nguồn: Agriviet.com

Hiện thể tích nuôi cá chạch lấu trên 1.000m3, diện tích ao nuôi hơn 25.000m2 với sản lượng hằng năm cung cấp trên 10 tấn sản phẩm cho thị trường tiêu thụ nội địa. chính vì thế nên nhu cầu các chạch lấu giống ngày càng tăng, nguồn giống khai thác chủ yếu từ tự nhiên nên sản lượng các chạch lấu trong tự nhiên ngày càng sụt giảm và sản lượng cá thương phẩm không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Mặc dù quy trình sinh sản nhân tạo cá chạch lấu đã được nghiên cứu thành công và áp dụng sản xuất tại một số địa phương nhưng số lượng cá giống nhân tạo sản xuất còn hạn chế. Theo thống kê của các chi cục thủy sản thì số lượng cơ sở sản xuất giống cá chạch lấu rất ít, khoảng 5 cơ sở, tuy nhiên con giống vẫn chưa đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm ở các địa phương do tỷ lệ sống ương từ các bột lên các giống (giai đoạn 7-10cm/con) còn rất thấp chỉ đạt khoảng 5-20%.

Nguyên nhân là ở giai đoạn này cá rất dễ nhiễm bệnh, mẫn cảm với môi trường thời tiết thay đổi và rất mẫn cảm với các loại thuốc, hóa chất nên công tác trị bệnh thường không mang lại hiệu quả. Trước thực trạng này, KS Trần Văn Danh – Trung tâm giống nông nghiệp Vĩnh Long – đã đề xuất “Cải tiến phương pháp nuôi cá bố mẹ, kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá chạch lấu”.

Theo KS Trần Văn Danh, điểm sáng tạo của kỹ thuật này là tận dụng điều kiện môi trường ao nuôi, bể nuôi, vèo nuôi và thao tác kỹ thuật đơn giản đáp ứng các điều kiện sinh thái và môi trường nuôi tối ưu để chúng có thể thành thục sinh dục, sinh sản, sinh trưởng và phát triển tốt nhằm hạn chế rủi ro, dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ được sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, và được nuôi vỗ trong vèo giúp khắc phục được tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng bởi cá tạp trong ao và điều kiện môi trường thay đổi, đồng thời rút ngắn thời gian nuôi vỗ từ 1-1,5 tháng (trước đây 1 vụ ương giống thường từ 4-5 tháng nay chỉ còn 3,5-4 tháng).

Từ năm 2015 đến nay nhờ cải tiến những phương pháp nuôi vỗ, kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương nuôi nên sản xuất của Trại giống thủy sản Vĩnh Long (đơn vị áp dụng) đã đạt từ 130.869 con đến năm 2017 là 1 triệu con cá bột. Số lượng cá bột, cá giống này đã được bán cho các hộ nuôi ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cần Thơ và bước đầu khẳng định được chất lượng cá bột, cá giống của đơn vị với giá thành sản xuất giảm, tỷ lệ sống của cá bột đạt 80-95%, không có hiện tượng cá bột chết hàng loạt.

KS Danh mong muốn trong thời gian tới khi kỹ thuật này được nhân rộng và phổ biến sẽ khắc phục hiện tượng treo ao hiện nay, giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội và góp phần đa dạng hóa đối tượng thủy sản, góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn mới.

Đề tài đoạt giải ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14 năm 2017.

Khoa Học Phát Triển
Đăng ngày 03/06/2018
Nguyễn Nam
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 00:15 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:15 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 00:15 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 00:15 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 00:15 21/12/2024
Some text some message..