'Cấm biển': Ngư dân bất chấp

Trước việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở biển Đông, vi phạm chủ quyền Việt Nam, ngư dân nước ta vẫn tỏ rõ quyết tâm ra khơi bám biển

'Cấm biển': Ngư dân bất chấp
Ngư dân vẫn ra khơi vì đây là biển đảo của Việt Nam và không ai có quyền xâm phạm

Những ngày qua, việc Trung Quốc ra thông báo "Quy chế cấm đánh bắt cá trên biển Đông năm 2017" đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của ngư dân Việt Nam. Lệnh cấm phi lý này không ngăn được tàu cá Việt Nam cấp tập ra khơi.

Vươn khơi đến cùng

Sáng 7-5, tàu cá mang số hiệu QNg 90045 TS của ông Võ Bá Nha (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) và hơn 10 ngư dân đã cập cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) sau chuyến đánh bắt trở về từ vùng biển Hoàng Sa.

Ngay khi cập cảng, thuyền trưởng kiêm chủ tàu Võ Bá Nha tranh thủ bán hải sản, phân công ngư dân sửa sang lại những hư hỏng, trục trặc trên tàu, mua sắm nhu yếu phẩm… để sớm vươn khơi. "Biết là Trung Quốc đang áp dụng lệnh cấm đánh bắt hết sức ngang ngược nhưng chúng tôi không nao núng. Biển của ta, ai có quyền cấm!" - thuyền trưởng Nha khẳng khái.

Tàu cá QNg 90205 TS của ông Nguyễn Văn Quang (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) cũng đang tất bật chuẩn bị ra khơi sau chuyến biển trở về. Ông Quang phản ánh thời gian qua, dù đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng nhiều tàu cá của ngư dân nước ta liên tục bị tàu Trung Quốc xua đuổi, quấy phá. "Bây giờ, dù Trung Quốc có áp dụng lệnh cấm đánh bắt, chúng tôi vẫn ra khơi bám ngư trường bình thường" - ông Quang khẳng định.

Ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá An Hải (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), cho biết những ngày qua, bà con ngư dân vẫn ra khơi đánh bắt như thường lệ. "Ngư dân chỉ không đánh bắt nếu chừng nào nhà nước ta ban hành lệnh cấm" - ông Chinh quả quyết.

Nghiệp đoàn Nghề cá An Hải hiện có trên 60 tàu với hơn 700 đoàn viên vẫn cấp tập ra khơi trong những ngày qua. Đại diện nhiều nghiệp đoàn khác cũng khẳng định không có lý do gì ngăn cản ngư dân Việt Nam đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của mình. Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), cho biết: "Không có tàu nào trong số 100 tàu cá của ngư dân Bình Châu có ý định nằm bờ, bà con vẫn hào hứng ra khơi".

Ông Phan Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) kiêm Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, cho biết hầu hết ngư dân của tỉnh đều biết về lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc nhưng bà con xem đây là lệnh cấm vô giá trị. "Chúng tôi khuyến khích ngư dân đánh bắt ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa và sẽ luôn sát cánh cùng họ" - ông Hoàng bày tỏ.

Đã quen chiêu trò của Trung Quốc

Những năm qua, ngư dân Quảng Nam nói riêng, cả nước nói chung không chỉ đối mặt thiên tai rình rập mà còn thường xuyên bị nạn cướp biển và tàu thuyền nước ngoài quấy phá. Chỉ tính riêng năm 2016, hàng trăm ngư dân Quảng Nam đánh bắt hợp pháp trên biển Đông phải gánh chịu nhiều thiệt hại, nguy hiểm tính mạng bởi ít nhất 3 vụ xâm hại do tàu thuyền Trung Quốc gây ra. Tuy nhiên, bà con ngư dân vẫn can trường.

Thuyền trưởng Phạm Phú Thành (ngụ xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) thổ lộ: "Năm nào Trung Quốc cũng đưa ra lệnh cấm nhưng không hề có tác dụng đối với ngư dân Việt Nam. Chúng tôi đánh bắt cá trong vùng biển nước mình nên không quan tâm đến lệnh cấm đó".

Đó cũng là lý do mà sau chuyến trở về từ vùng biển Hoàng Sa, thuyền trưởng Võ Xuân Thái (ngụ xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) cùng những người đi bạn tất bật chuẩn bị để tiếp tục ra khơi trong những ngày tới. Thuyền trưởng Thái thản nhiên: "Nhiều năm nay đã quen với các chiêu trò của Trung Quốc rồi nên chúng tôi không có gì lo sợ. Họ càng cấm thì mình càng cố gắng không lùi bước".

Theo ông Nguyễn Hữu Khoa, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), từ đầu năm 2017 đến nay, thu nhập của ngư dân tăng mạnh do năng suất khai thác cao, mỗi chuyến biển 7-10 ngày thu về 300-400 triệu đồng/tàu. 29 tàu của nghiệp đoàn luôn đi theo đội, đoàn kết, hỗ trợ đánh bắt cũng như chống lại các hành động phá hoại trên biển.

Đồng lòng với quyết tâm của ngư dân Quảng Nam và ngư dân cả nước, ông Trần Quang Kiến, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Nam, cho rằng Hội Nghề cá tỉnh vẫn luôn theo sát, hỗ trợ bà con tiếp tục đánh bắt trên biển.

Tăng cường tuần tra, kịp thời hỗ trợ ngư dân

Liên quan đến việc Trung Quốc đơn phương đưa ra lệnh cấm đánh bắt trên biển Đông, ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư thuộc Tổng cục Thủy sản - Bộ NN-PTNT, cho biết phạm vi cấm đánh bắt cá của Trung Quốc từ 12 độ vĩ Bắc đến vịnh Bắc Bộ, là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. "Chúng tôi tăng cường tuần tra, kiểm tra, giám sát trên biển để kịp thời hỗ trợ ngư dân khi cần thiết" - ông Lê cam kết.

Ông Nguyễn Ngọc Đức, Chánh Văn phòng Hội Nghề cá Việt Nam, kiến nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan lên tiếng phản đối mạnh mẽ; có biện pháp quyết liệt, ngăn chặn ngay lệnh cấm sai trái của Trung Quốc nhằm bảo vệ tài nguyên biển, bảo vệ ngư dân, giữ vững an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Báo Người Lao Động
Đăng ngày 08/05/2017
V. Duẩn
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 18:20 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 18:20 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 18:20 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 18:20 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 18:20 27/11/2024
Some text some message..