Cam Ranh: Dai dẳng bệnh tôm sữa

Hiện nay, bệnh tôm sữa tại một số lồng nuôi tôm hùm trên vịnh Cam Ranh vẫn còn dai dẳng. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho người nuôi mà còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch.

Cam Ranh: Dai dẳng bệnh tôm sữa
Tôm hùm bị bệnh. Ảnh: Internet

Người nuôi hoang mang

Bà Vũ Thị Ánh Sương, tổ dân phố Thuận Hòa, phường Cam Thuận cho biết, từ sau dịch gây chết tôm hàng loạt năm ngoái, đến nay tôm vẫn chết rải rác, chưa dừng lại. Hiện tại, bà Sương có 20 lồng nuôi tôm hùm xanh nhưng đến thời điểm này đã chết hơn một nửa. Bà Sương vừa bán 3 lồng nhưng chỉ thu được 50 triệu đồng.

Gia đình ông Hồ Văn Thìn, tổ dân phố Thuận Hiệp, phường Cam Thuận nuôi 40 lồng, hàng ngày có khoảng 40 - 50 con chết. Đã thế, giá tôm bán cho thương lái đang có chiều hướng giảm khiến người nuôi tôm thất thu. Theo ông Thìn, những năm trước, giá tôm hùm xanh loại 1 bình quân 800.000 - 820.000 đồng/kg, cao điểm 900.000 đồng/kg, nhưng hiện nay chỉ còn 720.000 đồng/kg. Tôm loại 2 rớt xuống 520.000 - 550.000 đồng/kg (trước đây 650.000 đồng/kg). Với giá tôm hiện nay, người nuôi tôm chỉ có lỗ tới huề vốn, bởi chi phí bình quân 50 triệu đồng/lồng (trong đó giống 25 triệu đồng, thức ăn 25 triệu đồng). Trong khi đó, đối với tôm chết, tôm thải loại, bán 1 lồng chỉ thu được 9 - 10 triệu đồng.

Tuy tôm chết kéo dài nhưng việc điều trị tỏ ra kém hiệu quả. Để điều trị tôm bệnh, người nuôi tôm mua thuốc từ các đại lý thuốc thú y trong vùng về trộn với thức ăn cho tôm ăn. Tuy nhiên, hiệu quả chỉ ở mức 30 - 40%. Người nuôi tôm rất hoang mang không hiểu vì sao tôm vẫn chết dai dẳng. Con tôm bị đỏ thân, bơi yếu, có các dấu hiệu đặc trưng của bệnh sữa và chết dần. Theo nhiều chủ nuôi, mấy năm trước tôm vẫn mắc bệnh sữa nhưng số lượng chết không nhiều như bây giờ. Hiện nay, tình hình bệnh sữa ngày càng nặng và gây thiệt hại lớn.

Theo ông Nguyễn Hữu Phúc - Phó Chủ tịch UBND phường Cam Thuận, phường có hơn 15.000 lồng nuôi nhưng người dân chỉ đăng ký gần 5.500 lồng. Dịch bệnh xảy ra từ trước Tết và kéo dài tới nay. Chính quyền phường chỉ biết khuyến cáo người dân chú ý vệ sinh lồng, hạn chế thức ăn thừa, hướng dẫn người nuôi thực hiện theo chỉ dẫn mới nhất của Chi cục Thủy sản.

Bà Nguyễn Thị Bích Hồng - Phó Chủ tịch UBND phường Cam Phú xác nhận, Cam Phú có 12.000 lồng tôm hùm nhưng số thực tế có thể cao hơn rất nhiều. Nếu có dịch xảy ra, phường sẽ báo Phòng Kinh tế thành phố trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về lấy mẫu xét nghiệm. Từ đó, phường có hướng dẫn, khuyến cáo cụ thể tới người dân.

Nguồn nước ô nhiễm?

Trong câu chuyện với chúng tôi, những người nuôi tỏ ra lo lắng với nguồn nước bị ô nhiễm. Trên đường ra vịnh Cam Ranh, chúng tôi chứng kiến nước trong vịnh nhiều vùng đổi màu đen, có mùi hôi. Theo những người nuôi tôm, màu nước đen thế này họ chưa thấy bao giờ và mới xuất hiện từ sau Tết. Khó khăn lắm, ghe chúng tôi mới tới được khu vực trống trải sau khi vượt qua hàng trăm lồng nuôi được kéo vào bờ làm vệ sinh và hàng chục ngàn can nhựa nổi lềnh bềnh trên biển mà dưới đó là lồng nuôi dày đặc.

Ông Nguyễn Dự - Trưởng trạm Thú y Cam Ranh cho biết, vịnh Cam Ranh hiện có hơn 50.000 lồng nuôi (theo số liệu đăng ký), tình hình ô nhiễm vịnh đã đến mức đáng ngại. Tại khu vực lồng nuôi gần bờ, xác sò, thức ăn thừa có nơi dày tới 1 - 1,5m, cộng với rác thải sinh hoạt phân hủy, lắng đọng làm cho nước trong vùng vịnh ô nhiễm thêm trầm trọng.

Theo ông Dự, bệnh sữa thường xuất hiện có chu kỳ, sau Tết bùng phát và sẽ dứt vào khoảng tháng 5, 6.

Lãnh đạo Phòng Kinh tế Cam Ranh cho rằng, bệnh tôm sữa hiện tại chưa thành dịch mà chỉ xuất hiện rải rác. Phòng Kinh tế đang hướng dẫn người nuôi tôm theo chỉ đạo mới nhất của Chi cục Thủy sản: các hộ nuôi chỉ nuôi trong vùng quy hoạch; đưa lồng đến nơi có độ sâu tối thiểu 4m (đối với lồng găm), 6m (lồng chìm), 8m (lồng nổi); giảm mật độ tôm trong lồng; cho thức ăn vừa đủ, tránh dư thừa gây ô nhiễm; thường xuyên theo dõi sức khỏe tôm, loại bỏ cá thể yếu, thu dọn vỏ lột xác và thức ăn thừa sau 2 - 3 giờ để hạn chế nguy cơ lây bệnh; vệ sinh lưới, lồng thường xuyên, treo túi vôi xung quanh lồng nuôi; khi tôm có dấu hiệu bất thường hoặc chết cần báo ngay cho cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản, không di chuyển lồng bè từ vùng có tôm bệnh sang vùng chưa xuất hiện bệnh nhằm ngăn ngừa lây lan…

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 29/03/2019
P. Lâm
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 06:30 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 06:30 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 06:30 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:30 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 06:30 24/04/2024