Cam thảo, Hoàng kỳ kích thích miễn dịch trên cá

Nghiên cứu chứng minh rằng Cam thảo (Glycyrrhiza glabra) và Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus - AM) giúp gia tăng đáng kể tốc độ tăng trưởng và phản ứng miễn dịch của cá.

Cam thảo, Hoàng kỳ kích thích miễn dịch trên cá
Cam thảo (Glycyrrhiza glabra) kích thích miễn dịch trên cá. Ảnh: Internet

 Nghiên cứu này của các nhà khoa học Hoa Kỳ và Ai Cập đã đánh giá hiệu quả điều hòa miễn dịch và kích thích tăng trưởng của cây Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus - AM) và  Cam thảo (Glycyrrhiza glabra) ở cá rô vàng (Perca flavescens).

Thí nghiệm

Cá Rô vàng (Perca flavescens) có trọng lượng trung bình 31 ± 1,0 g được chia thành 5 nhóm nghiệm thức tương ứng với 5 chế độ ăn khác nhau, bao gồm: 0% (Đối chứng); 1; 2 và 3% (w/w) Cam thảo (Glycyrrhiza glabra) và chế độ ăn thứ năm kết hợp với 1% Hoàng kỳ (G.glabra-AM) trong thời gian 4 tuần.

Các thông số về miễn dịch, sinh hoá và tăng trưởng được đánh giá.

cam thảo và hoàng kỳ trên cá, thảo dược trong thủy sản, tăng trưởng cá, cá rô vàng

Cá Rô vàng (Perca flavescens)

Kết quả

Kết quả cho thấy việc kết hợp AM và cam thảo trong chế độ ăn đã cải thiện đáng kể các chất ức chế miễn dịch (Superoxide dismutase (SOD), glutathione peroxidase (GPx), catalase (CAT), Lipid peroxidase (LPx) và các hoạt động lysozyme), sinh hóa [Aspartate Aminotransferase (AST) cũng như hoạt động của alanine transaminase (ALT); nồng độ glucose và cortisol] và các thông số về hiệu suất tăng trưởng (BMG), tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR), chiều dài, yếu tố điều kiện (K) và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) so với các nhóm cá ăn các khẩu phần thức ăn còn lại.

Thêm vào đó, sự biểu hiện của các gen có liên quan tăng trưởng [như Insulin Growth Factor-1 (IGF-1), Amyloid huyết thanh (SAA), Hợp phần C3 (CCC3), Alpha 2 Macroglobulin (A2M), SOD và GPx ] ở các nhóm cá được ăn bổ sung Cam thảo và Hoàng kỳ cũng cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng.

Kết luận

cam thảo và hoàng kỳ trên cá, thảo dược trong thủy sản, tăng trưởng cá, kích thích tăng trưởng trên cá, thảo dược cho cá

Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus - AM) Ảnh: Internet

Kết luận, việc cho ăn thức ăn bổ sung Hoàng kỳ (AM) và Cam thảo đã kích thích cá gia tăng đáng kể tốc độ tăng trưởng và phản ứng miễn dịch trong suốt toàn bộ thí nghiệm(P <0,05), điều này cho thấy đây là một hướng đi hiệu quả trong việc kết hợp các chất chống căng thẳng có nguồn gốc tự nhiên cho động vật thủy sản.

Đăng ngày 09/11/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 06:14 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 06:14 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 06:14 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 06:14 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 06:14 28/11/2024
Some text some message..