Cần bao nhiêu kg cá tự nhiên để sản xuất ra 1kg cá thành phẩm?

Bạn có biết có bao nhiêu dầu cá và bột cá được sử dụng trong nuôi thủy sản, tỷ lệ giữa lượng cá tự nhiên trong thức ăn và sản lượng cá nuôi là bao nhiêu?

cá đánh bắt tự nhiên
FIFO là lượng cá tự nhiên cần thiết để sản xuất 1kg cá nuôi (Ảnh: Internet)

Cách tính này được gọi là “Lượng cá tự nhiên ở đầu ra” (Fish In Fish Out - FIFO). Lượng cá tự nhiên cần thiết để sản xuất ra một kg cá nuôi có thể được giảm bằng cách giảm tỷ lệ bột cá và dầu cá trong thức ăn cho cá. Có ba yếu tố quan trọng trong việc tính toán FIFO. Đó là số kg bột cá và dầu cá được chiết xuất từ các loài cá tự nhiên, số kg thức ăn để cá hồi nuôi tăng 1kg trọng lượng cơ thể và cuối cùng là số lượng bột cá và dầu cá đã được sử dụng trong công thức thức ăn của cá.

Từ lâu, bột cá và dầu cá đã được sử dụng như là những nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn cho cá hồi. Hiện nay, những nguyên liệu này ít được sử dụng hơn. Những nghiên cứu của NIFES (Viện Nghiên cứu Hải sản và Dinh dưỡng Na-Uy) cho thấy có thể sử dụng ít hơn 01 kg cá đánh bắt từ tự nhiên để sản xuất ra 01 kg cá hồi.

Có bao nhiêu cá tự nhiên được sử dụng?

Để làm rõ có bao nhiêu lượng cá tự nhiên được sử dụng để sản xuất ra cá hồi với các loại nguyên liệu khác nhau, NIFES đã thực hiện ba nghiên cứu khác nhau để tính toán “lượng cá tự nhiên ở đầu ra” trên cá hồi thương phẩm. Thức ăn được sử dụng trong các nghiên cứu này gồm bột cá, dầu cá và các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật để thay thế bột cá và dầu cá. Trong thức ăn thương mại cho cá hồi, bột cá và dầu cá được thay thế bởi một tỷ lệ các thành phần thức ăn khác như: protein thực vật và dầu thực vật.

Bảng 1. Thành phần của 5 loại thức ăn dùng trong các thử nghiệm

Loại

thức ăn

Bột cá

(kg/kg thức ăn)

Dầu cá

(kg/kg thức ăn)

Bột thực vật

(kg/kg thức ăn)

Dầu thực vật

(kg/kg thức ăn)

1

0,386

0,290

0,29

0

2

0,560

0,280

0

0

3

0,120

0,086

0,44

0,19

4

0,180

0,310

0,56

0

5

0,180

0,062

0,56

0,25

 

Ở thức ăn 1, 3, 4 và 5, nguyên liệu thô từ cá tự nhiên được thay thế bằng dầu thực vật và/hoặc bột thực vật. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của các loại thức ăn lần lượt như sau: FCR1 = 1,2; FCR2 = FCR3 = 0,9; FCR4 = FCR5 = 1,2.

Bảng 2. Khối lượng nguyên liệu thô (kg) từ cá hồi tự nhiên để sản xuất 1 kg cá hồi nuôi.

Bảng này cho thấy số kg nguyên liệu thô từ cá hồi tự nhiên dùng để sản xuất ra 1 kg cá hồi nuôi, còn được gọi là FIFO.

Tính toán FIFO:

Loại thức ăn

Dầu cá từ cá tự nhiên chứa 12% chất béo

Dầu cá từ cá tự nhiên chứa 8% chất béo

Dầu cá từ cá tự nhiên chứa 5% chất béo

1

3,0

4,7

7,5

2

2,1

3,2

5,0

3

0,6

1,0

1,6

4

3,1

4,7

7,4

5

0,9

0,9

1,5

 

FIFO được tính từ 05 loại thức ăn được sử dụng trong các dự án nghiên cứu khác nhau với 3 mức tỷ lệ dầu cá có trong cá tự nhiên là 5%, 8% và 12%. Các yếu tố thức ăn thực tế từ các thử nghiệm được sử dụng để tính FIFO.

Các tính toán được thực hiện ở thức ăn 2 (loại thức ăn chỉ chứa bột cá và dầu cá) cho thấy FIFO biến động từ 2,1 - 5 phụ thuộc vào hàm lượng chất béo của các loài cá dùng để sản xuất ra dầu cá. Ở bốn loại thức ăn còn lại, dầu cá và/hoặc bột cá đã được thay thế bằng các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật. Kết quả tính toán FIFO cũng khác nhau ở bốn loại thức ăn này. Cả hai yếu tố: loài cá dùng để sản xuất ra dầu cá, số lượng bột cá và dầu cá được sử dụng trong sản xuất thức ăn sẽ ảnh hưởng đến FIFO.

FIFO có ý nghĩa gì khi cá hồi là một nguồn cung cấp EPA và DHA?

Cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu (EFSA) khuyến cáo người khỏe mạnh nên dùng khoảng 250 mg/ngày các acid béo omega-3 từ biển (EPA và DHA) để ngăn chặn sự phát triển của các bệnh về tim mạch. Muốn vậy, một người phải ăn 28 gram cá hồi/ngày được sản xuất với FIFO có giá trị thấp (0,5 - 1,3), hoặc mỗi tuần có một bữa ăn với 200g cá hồi.

Cá hồi nuôi là một nguồn cung cấp EPA và DHA rất tốt, ngay cả khi có nhiều dầu cá được thay thế bằng các loại dầu thực vật và sự phụ thuộc vào cá tự nhiên để sản xuất thức ăn cho cá hồi đã giảm mạnh.

NIFES
Đăng ngày 28/02/2017
Đào Minh
Kỹ thuật

Tính hai mặt của ấu trùng ruồi lính đen

Sản lượng từ nuôi trồng thủy sản toàn cầu tăng trưởng gần gấp đôi trong vòng 15 năm trở lại đây, vì vậy mà các giải pháp hướng đến sự bền vững trong ngành công nghiệp này cần được liên tục cập nhật và áp dụng rộng rãi.

ruồi lính đen
• 16:37 16/02/2022

BernAqua: Ưu việt thức ăn viên nang cho trại giống

Ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã có sự phát triển vượt bậc trong nhiều năm qua, kéo theo đó là nhu cầu thức ăn thủy sản tăng cao. Tuy nhiên, cá tạp - thức ăn truyền thống lâu đời trong nuôi tôm và các loài giáp xác tại Việt Nam đang dần khan hiếm, đặc biệt là trong những vụ nuôi chính nên các nhà sản xuất đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp thay thế tối ưu.

BernAqua
• 15:48 10/12/2021

Nuôi cá kèo công nghiệp với thức ăn NANOLIS GO

OCIALIS – Thương hiệu thức ăn thủy sản của Tập đoàn ADM đã phát triển thêm sản phẩm mới NANOLIS GO - là giải pháp chuyên biệt dành cho nuôi cá kèo công nghiệp.

cá kèo
• 16:37 25/11/2021

Tiềm năng của Sanguinarine trong thức ăn nuôi cá trắm cỏ

Giảm hàm lượng đạm động vật bổ sung, tăng đạm thực vật từ hạt bông và hạt cải trong thức ăn cho cá trắm cỏ giúp giảm chi phí thức ăn, nhưng đồng thời giảm tỷ lệ sống và miễn dịch. Cần có giải pháp đồng thời giảm chi phí và giảm dịch bệnh cho mô hình nuôi, trong những trường hợp tương tự thì chiết xuất thảo dược thường mang đến kết quả khả quan.

Cá trắm cỏ
• 10:32 30/06/2021

Diệt khuẩn và kìm khuẩn trong ao nuôi tôm

Trong quá trình nuôi tôm, việc diệt khuẩn và kìm khuẩn đóng vai trò quan trọng trong công việc bảo vệ sức khỏe và phát triển tôm. Có rất nhiều phương pháp và sản phẩm được sử dụng để đảm bảo cho môi trường nuôi không thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giúp tăng cường năng lực nuôi tôm và đảm bảo chất lượng.

Diệt khuẩn
• 10:36 04/12/2023

Cân bằng ion khoáng trong nước ao nuôi

Cân bằng ion khoáng trong nước ao nuôi là một yếu tố quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của tôm. Ngoài ra các ion khoáng đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh lý của chúng.

Ao nuôi
• 10:21 01/12/2023

Đánh vi sinh vào buổi sáng và buổi tối khác nhau như thế nào?

Vi sinh hỗ trợ rất nhiều cho ao nuôi tôm. Nhưng làm thế nào để có thể sử dụng vi sinh đúng cho từng mục đích đang được rất nhiều bà con quan tâm đến. Chính vì thế bài viết hôm nay sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về thời gian đánh vi sinh sao cho tương ứng với công dụng mong muốn nhé!

Đánh vi sinh cho ao nuôi
• 14:00 30/11/2023

Sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chế phẩm vi sinh với nhiều thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, chế phẩm vi sinh được dùng phổ biến, giá thành thấp, hiệu quả sử dụng cao và dễ áp dụng cho các hộ nuôi tôm là chế phẩm EM (Efective Microorganism - Vi sinh vật hữu hiệu).

Vi sinh
• 10:56 29/11/2023

Môi trường nuôi suy thoái do các nhân tố sinh học gây ra

Trong nhiều năm qua, nuôi trồng thủy sản trong nước ta phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thủy sản nhanh chóng dẫn đến tình trạng môi trường nuôi suy thoái ngày càng trầm trọng. Trong đó các nhân tố sinh học cũng góp phần gây ảnh hưởng không nhỏ.

Ao tôm
• 10:30 05/12/2023

Rùa tai đỏ được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng”

Ít ai biết rằng, rùa tai đỏ - một vật nuôi làm cảnh trông bắt mắt như thế lại là mối đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái và thậm chí còn có tác động trực tiếp đến cân bằng sinh thái bản địa.

Rùa tai đỏ
• 10:30 05/12/2023

Tác dụng của các probiotic chức năng trong phòng trị bệnh đốm trắng

Vì tôm thiếu hệ thống miễn dịch đáp ứng nên loài này buộc phải dựa hoàn toàn vào hệ thống miễn dịch bẩm sinh để bảo vệ chúng, bao gồm phản ứng tế bào và thể dịch nhằm tích cực tìm kiếm và tiêu diệt bất kỳ chất lạ nào có thể đe dọa vật chủ.

Probiotic
• 10:30 05/12/2023

Những nơi ngắm san hô tuyệt đẹp ở Việt Nam

Với địa lợi là đường bờ biển dài 3260km, Việt Nam có được hệ sinh thái biển đa dạng, phong phú. Trong số đó, nước ta đặc biệt sở hữu những địa điểm ngắm nhìn san hô tuyệt vời hứa hẹn sẽ làm nao lòng du khách.

Những loài san hô tuyệt đẹp dưới đại dương
• 10:30 05/12/2023

Diệt khuẩn và kìm khuẩn trong ao nuôi tôm

Trong quá trình nuôi tôm, việc diệt khuẩn và kìm khuẩn đóng vai trò quan trọng trong công việc bảo vệ sức khỏe và phát triển tôm. Có rất nhiều phương pháp và sản phẩm được sử dụng để đảm bảo cho môi trường nuôi không thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giúp tăng cường năng lực nuôi tôm và đảm bảo chất lượng.

Diệt khuẩn
• 10:30 05/12/2023