Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
Nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh. Ảnh: Tép Bạc

Từ đầu năm 2022 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng hệ thống cảm biến (phần mềm của Công ty Tép Bạc ở TP.HCM) kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt thâm canh cao cho 6 hộ nuôi cá chuyên canh trên địa bàn tỉnh.

Không chỉ hỗ trợ người nuôi cá quản lý tốt dịch bệnh và môi trường nước ao nuôi, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống cảm biến này còn được vận hành tự động, dễ dàng quản lý từ xa, người nuôi cá Vĩnh Phúc sẽ theo dõi các chỉ số thay đổi trên ứng dụng di động.

Nông dânÔng Dương Văn Phương, cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc hướng dẫn ông Trần Ngọc Thanh nông dân ở Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) sử dụng thiết bị thông minh để chăm sóc cá. Ảnh: Dân Việt

Ông Dương Văn Phương, cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Việc hỗ trợ ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt thâm canh cao...

Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường còn giúp cho các hộ nuôi cá kiểm soát được các yếu tố môi trường nước tốt hơn, đồng thời, quản lý việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh một cách có hiệu quả hơn.

Nhờ áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật và có hệ thống cảm biến trợ giúp nên dù thời tiết diễn biến phức tạp, nắng mưa thất thường, đàn cá vẫn tăng trưởng nhanh. 

Đây là một trong những bước đi đầu tiên nhằm hỗ trợ nông dân thực hiện chuyển đổi số trong nuôi trồng thủy sản nói riêng và chuyển đổi số ngành nông nghiệp nói chung.

Nhờ áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật và có hệ thống cảm biến trợ giúp nên dù thời tiết diễn biến phức tạp, nắng mưa thất thường, đàn cá vẫn tăng trưởng nhanh. Đây là một trong những bước đi đầu tiên nhằm hỗ trợ nông dân thực hiện chuyển đổi số trong nuôi trồng thủy sản nói riêng và chuyển đổi số ngành nông nghiệp nói chung.

Dân Việt
Đăng ngày 05/02/2024
Trần Quang
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 19:01 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 19:01 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 19:01 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 19:01 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 19:01 27/04/2024