Cần có giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi trồng rong biển

Rong biển có cách trồng đơn giản, hiệu quả kinh tế lại cao và làm sạch môi trường, vì vậy, những năm gần đây, người dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ tập trung phát triển diện tích nuôi trồng rong biển. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá hiệu quả khai thác rong biển hiện chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng, đòi hỏi cần có giải pháp phát triển bền vững.

Cần có giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi trồng rong biển
Cần giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi trồng rong biển

Làm giàu từ rong biển

Việt Nam hiện có hơn 800 loài rong biển, gồm: Rong đỏ, rong lục, rong nâu, rong lam với trữ lượng tự nhiên từ 80 đến 100 tỷ tấn. Diện tích nuôi trồng rong biển ở Việt Nam hơn 10.000ha, đạt sản lượng hơn 100.000 tấn tươi/năm. Theo nhiều chuyên gia, rong biển góp phần giải quyết được khí thải nhà kính, làm sạch môi trường, hấp thụ các kim loại nặng tại các vùng biển ô nhiễm, các vùng nuôi trồng thủy sản. Khi nuôi đa loài kết hợp rong biển, rong sẽ thu hết các dưỡng chất phát sinh, tận dụng tốt thức ăn. Khi thu hoạch, rong đem về nguồn lợi kinh tế, giúp ngành nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo vệ môi trường.

Trong số hơn 800 loài rong biển thì ở vùng biển nước ta có 90 loài mang lại giá trị kinh tế. Trong đó, hai nhóm loài rong biển có trữ lượng nguồn lợi tự nhiên lớn là rong mơ và rong câu. Khánh Hòa là một trong những địa phương tiên phong trong chế biến, xuất khẩu và tạo ra các sản phẩm có giá trị từ rong biển như: Rong nho được các doanh nghiệp xuất đi Nhật Bản; chiết xuất Fucoidan từ rong nâu…

Phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa được biết đến là “thủ phủ” rong nho của tỉnh Khánh Hòa. Hơn 10 năm trước, vùng ven biển nơi đây bị bỏ hoang, do môi trường nước bị ô nhiễm nặng. Đây là hệ quả của việc nuôi tôm mà người dân địa phương làm theo phong trào trong thời gian dài. Từ năm 2004, người dân phường Ninh Hải bắt đầu nuôi trồng rong nho. Đến nay, ở Ninh Hải đã hình thành được vùng chuyên canh nuôi trồng rong nho để xuất khẩu với quy mô hàng chục héc-ta, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương. Ông Nguyễn Văn Ben (tổ dân phố 4 Đông Hà) chia sẻ với chúng tôi: "Hai năm trước, gia đình tôi trồng 3 sào rong nho với kinh phí gần 50 triệu đồng. Mỗi tháng, tôi thu được từ 8 tạ đến 1 tấn rong nho. Giá bán trung bình khoảng 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, tôi lãi từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng. Rong nho thu hoạch được 8-9 tháng/năm nên đem lại nguồn thu khá ổn định. Năm nay, tôi thuê ao đìa trồng thêm 1ha rong nho nữa...".

Sau hai năm nuôi tôm chân trắng thất bại, lỗ hơn 100 triệu đồng, ông Trần Như Hoàng (tổ dân phố 4 Đông Hà) cũng chuyển sang trồng rong nho. Năm trước, ông trồng 3,5 sào, mỗi tuần thu được 3 tạ. Sau khi trừ công thu hoạch (7.000 đồng/kg), ông lãi khoảng 12 triệu đồng/tháng. Nhận thấy hiệu quả kinh tế của rong nho, năm nay, ông đầu tư gần 70 triệu đồng để chuyển gần 1ha ao nuôi tôm và ruộng muối sang trồng rong nho. Theo ông Mai Văn Lỷ, Chủ tịch Hội Nông dân kiêm cán bộ khuyến nông phường Ninh Hải, thời gian gần đây, nhiều hộ đã phát triển mạnh diện tích rong nho trên địa bàn. Năm 2014, phường chỉ có 5 hộ trồng rong nho với diện tích khoảng 7ha. Đến nay, toàn phường có 14 hộ và 2 công ty trồng rong nho với diện tích khoảng 12ha.

trồng rong, rong biển, ngành rong biển, thủy sản, khai thác rong biển
Người dân phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa kiểm tra quá trình phát triển của rong nho.

Phát triển chưa tương xứng tiềm năng

Tại Hội thảo “Phát triển ngành rong biển tại Việt Nam” do Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ở TP Nha Trang vừa qua, Thạc sĩ Đỗ Anh Duy, Phó trưởng phòng Nghiên cứu bảo tồn biển, Viện Nghiên cứu hải sản cho biết: Ngư dân Khánh Hòa cũng như nhiều địa phương hiện chủ yếu khai thác rong biển theo kiểu tự phát. Phần lớn số rong biển này được xuất thô theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Mặt khác, việc khai thác rong biển thiếu khoa học đang làm giảm sản lượng và gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng. "Toàn quốc hiện chưa có quy định tổng thể về vấn đề này. Có rất ít địa phương như Khánh Hòa đã ban hành quy chế quản lý nhưng vẫn còn khá lỏng lẻo”, Thạc sĩ Đỗ Anh Duy chia sẻ.

PGS, TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam cũng cho rằng, tuy có nhiều tiềm năng nhưng lâu nay, ngành nông nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc trồng rong biển. Hiện nay, không nhiều mặt hàng được chế biến từ rong biển có giá trị gia tăng, nên chưa thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp. “Indonesia là nước cận kề chúng ta nhưng mỗi năm trồng được 10 triệu tấn rong. Việt Nam với vùng biển rộng lớn thì việc trồng được 1-2 triệu tấn là trong khả năng. Thế nhưng lâu nay, chúng ta chưa quan tâm đến ngành này nên sản lượng rất thấp”, PGS, TS Nguyễn Hữu Dũng nói.

Cần có giải pháp bền vững

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường biển cùng với việc khai thác quá mức làm suy giảm nguồn lợi rong biển tự nhiên. Để phát triển và bảo vệ nguồn lợi rong biển Việt Nam, các chuyên gia đề xuất nhiều giải pháp trong quản lý, nuôi trồng và khai thác rong biển tự nhiên đúng mùa vụ, đúng kỹ thuật nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, bảo vệ nguồn lợi. Bên cạnh đó, cần mở rộng diện tích và nâng cao hiệu quả nuôi trồng rong biển, tận dụng hết diện tích đã được quy hoạch trên phạm vi toàn dải ven biển, ven đảo. Ngoài đối tượng truyền thống là rong câu, cần bổ sung các đối tượng trồng mới có giá trị, chất lượng cao. Cùng với đó, cần xây dựng một số khu bảo vệ nguồn lợi rong biển kết hợp với các khu bảo tồn thiên nhiên biển để bảo vệ nguồn gen tự nhiên của rong biển.

Theo ông Trần Đình Luân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, thì hiện đã có những doanh nghiệp xuất khẩu rong biển, nhưng quy mô tương đối nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng. Thời gian tới, chúng ta cần đánh giá những vùng biển tiềm năng, phù hợp với các đối tượng, từ đó nghiên cứu phát triển các loài bản địa thành sản phẩm hàng hóa, giá trị gia tăng cao. Cùng với đó, cần sớm có quy hoạch tổng thể để vừa thúc đẩy sản xuất, vừa khai thác bền vững các loài rong biển, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng.

Báo QĐND
Đăng ngày 20/08/2017
Bài và ảnh: La Duy
Nuôi trồng

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 20:23 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 20:23 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 20:23 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 20:23 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 20:23 28/03/2024