Cần đổi mới sản phẩm thủy sản xuất sang Pháp

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 8 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu cá tra sang thị trường Pháp đạt 4,23 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, 5 năm liên tiếp trở lại đây, xuất khẩu cá tra sang thị trường này giảm từ 6,7 - 30%.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Từ năm 2007 – 2016, giá trị xuất khẩu cá tra đạt đỉnh vào năm 2011 với 19,23 triệu USD. Sau đó, kể từ năm 2012 tới nay, giá trị xuất khẩu sang thị trường này giảm dần. Cho đến nay, các doanh nghiệp cá tra Việt Nam vẫn chưa chinh phục được thị trường Pháp.

Phân tích các nguyên nhân có thể thấy, trước hết, tại các bữa cơm gia đình của Pháp, 4 sản phẩm thủy sản được ưa chuộng nhất (đặc biệt là trẻ nhỏ) là: Cá ngừ, cá hồi, cá Cod và Vẹm. Còn tại các nhà hàng là cá hồi, sò điệp, cá bơn sole Biển Bắc và đặc biệt cá Cod rất “thịnh hành” tại thị trường Pháp. Hầu hết sản phẩm tươi sống và đông lạnh được tiêu thụ với khối lượng lớn. Cho đến nay, thị trường Pháp vẫn giữ thị hiếu tiêu dùng sản phẩm khai thác từ biển; sản lượng thủy sản nuôi chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.

Từ năm 2013 tới nay, nhập khẩu cá và thủy sản chính của Pháp vẫn chủ yếu là tôm đông lạnh và tôm sú, cá ngừ, cá ngừ vằn và bonito, cá hồi tươi và ướp lạnh Atlantic và cá hồi Danube ướp lạnh không ướp lạnh/ướp lạnh, philê tươi/ướp lạnh của Bregmacerotidae và các loại cá khác. Mặc dù, giá nhập khẩu các sản phẩm cá biển cao hơn từ 1,5 - 4 lần cá tra nhưng người tiêu dùng vẫn giữ thói quen lựa chọn các sản phẩm hải sản.

Trong cơ cấu nhập khẩu cá thịt trắng 5 tháng đầu năm 2017, cá Cod tươi, ướp lạnh và phile đông lạnh (mã số HS 030452-71) chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm từ 24-46% tổng giá trị cá thị trắng nhập khẩu; tiếp đó là sản phẩm cá Alaska pollock phile đông lạnh (mã số HS 030475) chiếm từ 23-35%. Sản phẩm cá tra phile đông lạnh chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn từ 0,75 - 1,65% tổng giá trị nhập khẩu cá thịt trắng của Pháp.

Nhìn vào thói quen tiêu dùng và sở thích cá tươi sống dạng tươi khai thác tự nhiên có thể thấy cá tra Việt Nam khó có thể chen chân vào thị trường này. Tuy nhiên, sản phẩm cá ngừ chế biến (dạng prepared) lại đang chiếm trên 90% thị hiếu của các gia đình Pháp. Hiện Pháp là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 2 trong khối EU. Đây cũng là một trong 20 thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2017.

Trong số các sản phẩm cá ngừ, Pháp đang nhập khẩu rất nhiều cá ngừ đóng hộp và thăn/philê cá ngừ đông lạnh từ các nước. Nguyên nhân là do hệ quả của quá trình quốc tế hóa cao độ, các công ty cá ngừ của Pháp đã chuyển dần các nhà máy chế biến của mình sang các nước có chi phí sản xuất thấp hơn và nằm gần khu vực bốc dỡ sản lượng khai thác.

Pháp ngày càng phụ thuộc vào các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp và thăn/philê cá ngừ đông lạnh nhập khẩu từ các nước. Nhập khẩu cá ngừ chế biến đóng hộp của Pháp hiện đang chiếm hơn 81% tổng khối lượng nhập khẩu cá ngừ của nước này. Còn và thăn/philê cá ngừ đông lạnh chiếm 6%, còn lại là các sản phẩm cá ngừ sống, tươi và đông lạnh khác.

Vì vậy, đây có thể là gợi ý hay cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra Việt Nam vốn vẫn đang tìm tòi sản phẩm thay thế sản phẩm phile đông lạnh xuất khẩu truyền thống. 

Báo Hải Quan, 11/10/2017
Đăng ngày 11/10/2017
Xuân Thảo
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 05:10 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 05:10 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 05:10 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 05:10 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 05:10 29/12/2024
Some text some message..