Cạn kiệt đầm Nha Phu

Cào sò, đăng đáy, lờ dây... là những phương tiện và hình thức đánh bắt mang tính tận diệt, đang ngày ngày vét sạch thủy sản đầm Nha Phu và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

đánh bắt bằng đăng đáy
Đăng đáy đánh bắt mang tính tận diệt

Khai thác cạn kiệt

Đã 2 giờ sáng nhưng trên đầm Nha Phu chỉ le lói vài ánh đèn yếu ớt của các ghe thả lưới. Nhọc nhằn thu gom ngư lưới cụ, ông Trần Thanh Phát (thôn Lệ Cam, xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa) buồn bã nói: “Thả lưới từ chập tối đến giờ mà chỉ được mấy ký cá liệt nhỏ xíu, không đủ tiền dầu. Đầm Nha Phu trước đây rất nhiều cá, tôm, là nơi đánh bắt gần bờ chủ yếu của ngư dân các xã: Ninh Ích, Ninh Lộc, Ninh Hà, Ninh Phú... Vậy mà mấy năm trở lại đây, người dân đánh bắt ven bờ gần như đói vì hải sản cạn kiệt, giờ không còn gì để làm khiến kinh tế rất khó khăn”.

Đầm Nha Phu vốn được mệnh danh là túi cá của vùng Ninh Hòa. Đầm rộng gần 1.500ha, tiếp giáp giữa vịnh Nha Trang và Vân Phong, là một trong những nơi hội tụ của nhiều địa hình: đảo, suối, biển, hồ, núi, vịnh... Một nơi đa dạng các loài thủy sản, vậy mà chỉ mấy năm trở lại đây, người dân gặp không ít khó khăn trong việc đánh bắt. Chỉ tay về những bóng đèn đom đóm, ông Phát than: “Đấy, mấy bóng đèn leo lét ngoài kia là đèn dụ cá của đăng đáy (người địa phương gọi là nò). Ngư cụ này mà giăng ở đâu thì thủy sản ở đó bị vét hết. Từ con cá bằng tăm nhang, đến cua ghẹ mới tập đi cũng bị bắt hết. Tính hủy diệt của nó rất cao. Cứ như vậy vài năm nữa, chắc tụi tôi cũng bỏ biển”. Trong ánh sáng lờ mờ của trăng hạ tuần, các cọc đăng đáy giăng mắc khắp nơi. Trên vùng đầm giáp ranh giữa xã Ninh Lộc và Ninh Phú, hàng trăm giàn đăng hiện diện. Khu vực mặt nước xã Ninh Lộc, đăng dày ken, không còn lối cho ghe thuyền đi vào đánh bắt. Mỗi giàn đăng là một chiếc bẫy khổng lồ, há miệng gom tất cả các loại thủy sản lớn nhỏ trong đầm. Theo người dân địa phương, người làm nghề đăng chủ yếu ở thôn Tân Thủy (xã Ninh Lộc) và thôn Tân Đảo (xã Ninh Ích). Người làm nghề đăng phần lớn là những người khá giả vì đầu tư 1 giàn lưới cụ tốn khoảng 30 triệu đồng. Việc sử dụng hình thức đánh bắt này khiến sản lượng thủy sản trên đầm bị sụt giảm nghiêm trọng. Những ngư dân đánh bắt bằng các phương thức khác đã gặp không ít khó khăn do không còn vùng khai thác và cạn kiệt về trữ lượng. 

dang day
Đăng đáy giăng khắp đầm Nha Phu 

Xới tung đáy đầm

5 giờ sáng, trên vùng nước xã Ninh Phú, không gian tĩnh mịch bỗng bị phá vỡ bởi tiếng ghe máy gầm lên từng hồi. 2 chiếc, rồi 3 chiếc ghe giã cào lừ lừ tiến vào gần bờ thôn Lệ Cam (xã Ninh Phú) để cào sò huyết. Mỗi ghe cào sò có 2 người, trong đó một người cầm lái và một người dùng khung cào hình trụ có chiều dài từ 1,2 đến 1,5m. Khi khung cào được thả xuống đầm, các răng cào cắm sâu xuống đáy đầm, ghe chạy đến đâu khung cào chạy tới đó, cuốn theo tất cả những gì có trong đầm, từ sò, ghẹ đến cả các loài rong tảo. Mỗi chiếc ghe giã cào như những chiếc máy bừa, xới tung đáy đầm lên để bắt sò, ốc.

phuong tien
Một phương tiện hoạt động nghề cấm trong đêm

Một đêm, chúng tôi theo ghe của Tổ đồng quản lý nghề cá xã Ninh Phú đi xua đuổi các ghe giã cào. Đứng trên ghe, ông Võ Vinh Quang cho biết: “Ngày nào bọn họ cũng đánh bắt kiểu này thì ngư dân thả lưới lấy gì mà sống. Ghe cào hoạt động rầm rộ, đào xới bùn đất lên nên nguồn nước trong đầm luôn đục ngầu. Cá, tôm tự nhiên trong đầm bị chết rất nhiều hoặc di cư đi nơi khác trú ẩn. Ngay cả việc nuôi trồng thủy sản của người dân trong đầm cũng bị thiệt hại”. Ngồi co ro trên ghe, ông Nguyễn Thi cũng xen vào: “Lâu nay bà con thôn Lệ Cam có đánh bắt được gì đâu. Đã vậy, hàng ngàn trụ nuôi hàu và vẹm xanh bị các ghe cào giật tung. Cây nào còn sót lại, hàu, vẹm cũng chết hết vì nước đục. Nếu không dẹp được các ghe này thì sớm muộn người nuôi trồng thủy sản cũng đổ nợ”.

Theo phản ánh của người dân, vào thời điểm ban ngày tại vị trí eo đầm gần thôn Lệ Cam luôn có từ 10 - 15 chiếc ghe, tàu cào sò, còn ban đêm khoảng 50 chiếc. Điều đáng nói, việc các tàu cào sò hoạt động trên vùng cấm đã khiến người dân thiệt hại đủ đường. Mấy vụ liền người dân nuôi vẹm xanh đều thất bại do nguồn nước bị ô nhiễm, thậm chí xâm phạm các bè nuôi làm đổ ngã các trụ nuôi vẹm. Ngoài ra, việc cào sò cũng khiến việc lấy nước cho các hồ nuôi tôm, ốc gặp khó khăn.

Xung đột lợi ích

Được biết, thôn Tân Thủy là thôn có lượng ghe làm nghề giã cào nhiều nhất trên đầm Nha Phu. Gần như toàn bộ ghe ở đây đều hành nghề trái phép. Một số hộ sắm cả trăm giàn đăng để đánh bắt tận diệt thủy sản.

nguoi danh luoi
Người đánh lưới gặp khó khi nguồn thủy sản cạn kiệt

Đứng bên mép nước, bà Thủy (thôn Lệ Cam) bức xúc: “Ở khu vực này chỉ có thôn Tân Thủy là làm giã cào và đăng đáy nhiều nhất. Ngư dân thôn Lệ Cam (xã Ninh Lộc) và thôn Lệ Cam (xã Ninh Phú) chuyên đánh lưới nên rất khổ với kiểu khai thác trái phép này. Mấy hôm rồi, chạy lên tận khu vực đầu đầm thì lại gặp các ghe cào thôn Ngọc Diêm và giàn đăng thôn Tân Đảo của xã Ninh Ích. Cả tháng nay, ngày nào vợ chồng tôi cũng chỉ kiếm được vài ký cá”.

Câu chuyện xung đột quyền lợi giữa những người nuôi trồng và đánh bắt chân chính với các đối tượng khai thác trái phép không có gì lạ. Thực tế, người dân thôn Tân Thủy (xã Ninh Lộc) và ngư dân thôn Lệ Cam (xã Ninh Phú) đã nhiều lần đụng độ nhau trên biển. Ông Trương Du Lẽ - Tổ trưởng Tổ đồng quản lý nghề cá bền vững xã Ninh Phú cho biết: “Bức xúc trước việc phá hoại đầm Nha Phu của các ghe giã cào, nhiều lần ngư dân thôn Lệ Cam đã bắt ghe của người khai thác trái phép, những đối tượng này chống trả quyết liệt. Gần Tết vừa rồi, các ghe cào sò đã đâm chìm 2 chiếc xuồng đi đánh lưới của thôn Lệ Cam. Thậm chí, những người bên Tân Thủy còn lấy luôn ghe của Ninh Phú về bên đó để đập phá”.

Qua câu chuyện với các ngư dân trên đầm Nha Phu, chúng tôi nhận thấy, sự xung đột về lợi ích ở đây đã lên đến đỉnh điểm. Khi mặt trời đứng bóng, cả một vùng đầm Nha Phu rộng lớn vắng tanh vì ngư dân đánh bắt không được, đã thu hết ngư lưới cụ. Trong ánh nắng, nước đổi màu đục ngầu bởi các ghe giã cào gây nên. Trên mặt đầm, các bãi cọc đăng đáy dày ken và các ghe giã cào vẫn sẵn sàng đợi lúc vắng người để tiến ra giữa đầm cày xới bắt sò.

Ông Lê Văn Dũng - Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cào sò, đăng đáy, lờ dây là những nghề bị cấm hoạt động trên đầm Nha Phu và nhiều vịnh, đầm khác trên địa bàn tỉnh. Việc người dân khai thác thủy sản bằng các nghề này đã khiến cho nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Năm 2015, khi lực lượng chức năng tiến hành đóng chốt, tuần tra truy quét, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thì các nghề bị cấm này giảm hẳn, nhưng khi lực lượng chức năng rút đi thì không ít ngư dân lại tiếp tục vi phạm. Để giải quyết tình trạng này, rất cần sự vào cuộc mạnh hơn của chính quyền địa phương, nhất là chính quyền các xã ven đầm Nha Phu. Bên cạnh đó, cần có những chính sách tạo sinh kế mới cho người dân để họ dần từ bỏ các nghề cấm này. 

Báo Khánh Hòa, 04/03/2016
Đăng ngày 06/03/2016
Đình Lâm - Bích La
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 10:29 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 10:29 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 10:29 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:29 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 10:29 23/11/2024
Some text some message..