Cần lập khu công nghiệp chuyên nuôi tôm

Xuất khẩu tôm năm 2012 đạt 2,25 tỷ USD, không đạt mục tiêu như đề ra (2,4 tỷ USD) trong khi được kỳ vọng cao hơn. Doanh nghiệp chế biến lao đao và đang “sống” nhờ vào nguồn tôm mua từ nước ngoài. Người nuôi tôm thì đang khốn khó, dịch bệnh tôm tiếp tục hoành hành báo hiệu mùa vụ mới nhiều khó khăn.

khu công nghiệp nuôi tôm
Ảnh minh họa

Ông Trần Văn Lĩnh, giám đốc Công ty Thuận Phước (Đà Nẵng) cho rằng, thời lợi dụng môi trường, thiên nhiên để nuôi tôm làm giàu đã chấm dứt. Hàng loạt những khó khăn vừa qua cho thấy, nuôi tôm cần tổ chức lại và quản lý vĩ mô. Việt Nam có nhiều lợi thế để nuôi thủy sản, trong đó có nuôi tôm, tuy nhiên, những năm gần đây Việt Nam mất dần lợi thế. Đã đến lúc Nhà nước đứng ra tổ chức lại ngành nuôi tôm, có thể lập khu công nghiệp chuyên nuôi tôm (thay vì lấp quá nhiều khu công nghiệp bỏ trống như hiện nay) rồi ưu đãi nông dân, doanh nghiệp cùng tham gia. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới phát triển bền vững nếu không hết gặp bệnh này sẽ tới bệnh khác… người nuôi khổ triền miên.

Một doanh nghiệp xuất khẩu tôm bức xúc, hiện nhiều doanh nghiệp chế biến phải sống nhờ vào nguyên liệu nước ngoài. Giá tôm Việt Nam hiện cao hơn Ấn Độ, Ecuador 2 - 3 USD/kg khiến giá thành sản xuất rất cao, buộc doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu sản xuất bù lỗ cho lô hàng mua tôm trong nước và duy trì nhà máy. Doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam là Công ty tập đoàn Minh Phú cũng “sống nhờ nguyên liệu nước ngoài”. Ông Lê Văn Quang, tổng giám đốc công ty cho biết, hiện nay nguyên liệu tôm trong nước đang cao hơn ở Thái Lan 10%, cao hơn Ấn Độ, Ecuador 20 - 30%...

Phải lấy phần nguyên liệu nhập khẩu từ Thái Lan, Ấn Độ, Ecuador… bù lỗ cho nguyên liệu mua trong nước, nếu chỉ sử dụng nguyên liệu trong nước thì không thể có lợi nhuận. Theo ông Quang, hiện ngành tôm Việt Nam cạnh tranh rất yếu so với các nước vì nhà máy không thể bán dưới giá thành, chỉ trông chờ nguồn nhập khẩu, nếu nguồn này khó khăn thì hàng loạt nhà máy sẽ đóng cửa. Không riêng Minh Phú, các doanh nghiệp lớn nhỏ trong ngành đều tìm nguồn nguyên liệu rẻ từ nước ngoài để giữ khách hàng trước áp lực cạnh tranh.

Tại sao giá tôm nguyên liệu Việt Nam cao? Trong các nguyên nhân có thức ăn cho tôm, giá trung bình 30.000 - 35.000 đồng/kg, cao gấp 3 lần giá thức ăn cá tra. Hầu hết thức ăn tôm do công ty nước ngoài sản xuất, công ty trong nước rất ít. Nếu giảm được giá thức ăn cho tôm chắc chắn giá tôm nuôi sẽ giảm. Giá tôm tại Ấn Độ thấp, vì Ấn Độ tự sản xuất thức ăn, cung cấp giống cho nông dân chứ không phụ thuộc công ty nước ngoài.

Ông Trần Thiện Hải, chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, Mỹ là thị trường lớn của Việt Nam, tuy nhiên gần đây có xu hướng chuyển sang thị trường khác, về lâu dài cần nhìn nhận lại tổ chức sản xuất để có giá thành phù hợp, để doanh nghiệp có nguyên liệu sản xuất cạnh tranh và bán được. Phải thừa nhận rằng, doanh nghiệp phải nhập khẩu tôm mới tồn tại.

Từng là mô hình mẫu nuôi tôm thành công vang dội, nay Hiệp hội tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) rơi vào khốn đốn.

Ông Võ Quang Huy, phó chủ tịch hiệp hội cho biết, tình hình nuôi tôm đang rất ảm đạm, hiện phải giảm nuôi để giảm lỗ. Nếu không giải quyết vốn cũng như nợ xấu thì người nuôi tôm sẽ thê thảm hơn.

Người nuôi không còn vốn, vay ngân hàng thì càng khó khăn. Theo ông Huy, kinh nghiệm từ những vụ tôm vừa qua, để hạn chế bệnh nên thả tôm sớm hơn, tôm chấp nhận lạnh nhưng sợ độ mặn và nhiệt độ cao, tuy nhiên điều này vi phạm lịch thời vụ theo quy định. Theo ông Huy, qua theo dõi cho thấy khi nhiệt độ cao, độ mặn tăng thì bệnh tôm tăng lên nhanh. Để tránh tồn dư ethoxyquin trên tôm, người nuôi có thể ngừng cho ăn theo thời hạn nhất định sẽ không còn tồn dư chất này. Ngoài ra, theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, người nuôi có thể thả thưa hơn, thả nuôi khi độ mặn thấp.

khoahocphothong.com
Đăng ngày 24/02/2013
thanh tâm
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 16:38 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 16:38 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 16:38 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 16:38 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 16:38 25/11/2024
Some text some message..