Cần quy hoạch lại nghề nuôi cá tra giống

Đã qua rồi thời kỳ ăn nên làm ra của nghề chuyên nuôi cá giống cung cấp cho nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), khi rất nhiều hộ đã quyết định “treo” ao hoặc thu hẹp diện tích, chuyển sang loại hình làm ăn khác.

Tỷ lệ hao hụt cao, trong khi giá bán giảm mạnh đang làm cho nhiều hộ nuôi cá giống ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) khó khăn.
Tỷ lệ hao hụt cao, trong khi giá bán giảm mạnh đang làm cho nhiều hộ nuôi cá giống ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) khó khăn.

Thực tế ở “vương quốc” cá giống

Được mệnh danh là “vua” cá tra giống ở tỉnh Đồng Tháp, lão nông Bùi Văn Khen ở xã cù lao Long Phú Thuận (huyện Hồng Ngự) có hơn 10 năm lăn lộn trong nghề. Thời điểm hưng thịnh khi con cá tra được thị trường xuất khẩu ưa chuộng, người nuôi cá ở các tỉnh khu vực ĐBSCL phát triển mạnh, với gần 10 ha đất ao hàng tháng gia đình ông cung cấp cho thị trường hàng vạn con cá giống.

“Nhưng những ngày tươi đẹp đó đã qua. Hiện giá cá tra giống đang giảm mạnh trong khi giá thức ăn lại tăng vọt đã làm cho những hộ chuyên nuôi với số lượng lớn như tôi lao đao. Nuôi cá quy mô lớn rất khó chuyển đổi sang nghề khác do chi phí đầu tư đào ao, xây dựng cơ sở hạ tầng... rất cao nên giờ tôi phải chấp nhận đeo bám, chứ nhiều hộ nhỏ lẻ đã bỏ nghề từ lâu rồi”, ông Khen nói.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Hồng Ngự, hiện trên địa bàn có khoảng 250 hộ chuyên nuôi cá giống cung cấp cho thị trường. Tận dụng lợi thế dòng Mê Công khi đổ vào Việt Nam, tại đây chia đôi thành sông Tiền và sông Hậu, vùng đất cù lao Long Phú Thuận được những người trong nghề phong tặng danh hiệu “vương quốc” cá giống, trong đó có cá tra. “Khoảng 2 năm gần đây và đặc biệt 9 tháng đầu năm 2012, số hộ hạn chế diện tích hoặc bỏ nghề chiếm gần một nửa. Nguyên nhân do tỷ lệ hao hụt quá nhiều, chiếm đến 40 - 50%; giá cả bán ra cũng giảm mạnh” - anh Nguyễn Văn Mẫn, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho hay.

Trong khi đó tại An Giang, toàn tỉnh hiện có 23 cơ sở sản xuất cá tra bột với tổng đàn cá tra bố mẹ khoảng 57.000 con, mỗi năm sản xuất hơn 5 triệu cá tra bột, đủ cung cấp cho nhu cầu ương nuôi trong tỉnh và các tỉnh lân cận khu vực ĐBSCL. Thời điểm đầu năm 2012, giá cá tra giống (loại 35 - 40 con/kg), dao động trong khoảng 1.000 - 1.400 đồng/con, nhưng hiện chỉ còn ở mức 600 - 700 đồng/con, tương đương với khoảng 20.000 đồng/kg Với giá này, theo ông Khen, người ương giống giỏi lắm là hòa vốn và hầu hết bị lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Cần quy hoạch lại nghề

Số liệu của Tổng cục Thủy sản, chỉ tính riêng nhu cầu giống cá tra, hàng năm các tỉnh ĐBSCL cần khoảng 25 - 30 tỷ con cá bột. Để sản xuất được lượng giống trên, toàn vùng đã có khoảng 200 trại sinh sản cá bột với hơn 4.000 hộ ương cá giống trên diện tích 2.250 ha, tập trung nhiều nhất ở Đồng Tháp, An Giang... Tuy nhiên, hầu hết phát triển tự phát, chỉ chạy theo số lượng mà ít quan tâm đến chất lượng và chưa có sự quy hoạch, quản lý của ngành chức năng về vùng nuôi, quy trình chăm sóc... Qua thời gian, nguy cơ suy thoái giống, đồng huyết... khiến cá con rất khó dưỡng và dễ bị bệnh dẫn đến lượng hao hụt ngày càng tăng vọt.

“Với khó khăn hiện nay sẽ là dịp cho ngành thủy sản chấn chỉnh lại nghề nuôi cá giống. Theo đó, sản xuất cá giống phải có quy hoạch theo hướng xã hội hoá, trong đó việc nâng cao chất lượng được đặt lên hàng đầu. Công tác liên kết giữa những doanh nghiệp, hộ nhỏ lẻ nuôi ương giống, với các cơ quan chức năng trong việc chuyển giao kỹ thuật, nhằm mang đến cho thị trường nguồn giống tốt, sạch bệnh sẽ được thực hiện lâu dài và thường xuyên”, ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang nhấn mạnh.

Nhìn xa hơn, để giảm tỷ lệ hao hụt, theo nhiều người trong cuộc, ngành nông nghiệp cần sớm xây dựng bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với cá tra như: Quy chuẩn cá bố mẹ, cá giống, ương nuôi cá tra... Ngoài ra, các địa phương trọng điểm về nghề nuôi cá giống cần sớm có quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tiến tới xây dựng những mô hình liên kết tiên tiến góp phần hạ giá thành đảm bảo nghề nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.

baotintuc.vn
Đăng ngày 22/10/2012
Bài và ảnh: Lê Nghĩa
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 09:32 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:32 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 09:32 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:32 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:32 15/01/2025
Some text some message..