Cần sớm chấn chỉnh việc nuôi tôm biển ngoài vùng qui hoạch

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Đại, tình hình nuôi tôm biển trong huyện vài năm gần đây phát triển mạnh, cả ngoài vùng qui hoạch. Điều đó làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm, nhất là các hộ nuôi ngoài vùng qui hoạch.

nuôi tôm biển, quy hoạch nuôi tôm
Ảnh minh họa - tepbac.com

Tổng diện tích nuôi tôm biển thâm canh và bán thâm canh toàn huyện đến hết tháng 5-2013 là 1.466ha, trong đó tôm thẻ chân trắng (tôm thẻ) là 1.218ha, còn lại là tôm sú. Đặc biệt, cuối năm 2012 đầu 2013, tuy dịch bệnh bùng phát nhưng nhiều người vẫn thả giống ồ ạt, do giá tôm thẻ và tôm sú thương phẩm luôn tăng ở mức cao. Do chạy theo lợi ích trước mắt nên diện tích nuôi tôm tăng liên tục, nhất là tôm thẻ. Tôm thẻ nuôi chỉ khoảng từ 2-2,5 tháng là thu hoạch. Vì vậy, hộ dân ngoài vùng qui hoạch nuôi vẫn đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng, vật nuôi và đời sống người dân trong vùng ngọt hóa. Hiện diện tích nuôi tôm ngoài vùng qui hoạch lên đến 563ha, tập trung tại các xã: Thạnh Trị (280ha), Phú Long (201ha), Thới Lai (2,2ha), Phú Vang (44ha), Lộc Thuận (27ha), Long Định (1,1ha), Vang Quới Đông (1,1ha). Kết quả khảo sát thực tế tại các xã cho thấy, đa số các giếng khoan là để phục vụ nuôi tôm. Các xã tiểu vùng I, II là vùng ngọt hóa nhưng vì lợi nhuận thu được từ tôm cao, nên nhiều hộ dân tự phát chuyển đất trồng lúa, mía, dừa sang nuôi tôm và khoan nhiều giếng nước mặn phục vụ nghề nuôi. Hiện Thạnh Trị có 265 giếng, Phú Long có 450 giếng, Phú Vang có 119 giếng, Lộc Thuận có 55 giếng, Thới Lai có 10 giếng… Tổng cộng toàn huyện có 1.153 giếng. Việc khoan giếng nuôi tôm không những làm ảnh hưởng đến tầng đất lâu dài, mà trước mắt làm ảnh hưởng đến vùng nước ngọt trên sông Ba Lai.

Theo Công văn số 166 ngày 21-5-2013 của Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi gởi UBND huyện Bình Đại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì hiện nay có trên 200 giếng khoan lấy nước ngầm phục vụ cho trên 300ha nuôi tôm nước mặn, tập trung nhiều nhất tại khu vực Rạch Gừa - xã Phú Long; ấp Bình Thạnh 3 và ấp Bình Phú - xã Thạnh Trị. Qua kênh số 1 và số 2, nước thải từ các vuông tôm được xả thẳng ra sông Ba Lai không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường nước và làm mặn 2%o đến 3,5%o, đoạn sông Ba Lai từ thượng lưu cống đến Rạch Gừa. Vùng chịu ảnh hưởng mặn nhiều nhất là Nhà máy nước Tân Mỹ - Ba Tri (cấp nước sinh hoạt cho 10.000 hộ dân), Nhà máy nước Ba Lai - Thạnh Trị - Bình Đại (cấp nước sinh hoạt cho 1.200 hộ dân); Nhà máy nước Trung Thành - xã Thạnh Trị (cấp nước sinh hoạt cho 4.477 hộ dân). Tình hình sản xuất nông nghiệp các xã lân cận gặp khó khăn, năng suất lúa và các loại cây trồng khác, như: mía, dừa, cây ăn trái đều bị giảm.

Ngày 6-6-2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND huyện Bình Đại tiến hành kiểm tra thực trạng khoan giếng nước mặn nuôi tôm tại 2 xã Thạnh Trị và Phú Long. Bước đầu ghi nhận, tại xã Thạnh Trị trước đây có khoảng 287 giếng khoan, nay còn 265 giếng, trong đó ấp Bình Phú có 185 giếng, còn lại tập trung ở ấp 3. Đầu năm 2003 đến nay, các giếng khoan trên chỉ sử dụng 50%, còn lại là sử dụng nước mặn từ các nhánh sông Tiền vào do năm nay mặn lên sâu, kéo dài.

Bà Bùi Thị Túy Phượng - Chủ tịch UBND xã Phú Long cho biết, hiện toàn xã có 450 giếng khoan (ấp Giồng Kiến có 190 giếng, ấp Giồng Tre có 28 giếng, ấp Ao Vuông có 61 giếng, ấp Rạch Rừa có 171 giếng). Trong đó, khoan giếng nước mặn ven sông Ba Lai là 17 giếng, trong vùng ngọt hóa Rạch Gừa là 43 giếng.

Thời gian qua, huyện có quan tâm chỉ đạo nhưng chưa kiên quyết xử lý. Việc xử lý nuôi tôm biển ngoài vùng qui hoạch chưa tổ chức thực hiện được vì chưa có chế tài xử lý, nhất là việc khoan giếng nước mặn trong vùng ngọt hóa để nuôi tôm biển. Ngày 5 - 6-2013, UBND huyện Bình Đại đã tổ chức cuộc họp với các ngành tỉnh, địa phương để tìm giải pháp khắc phục. Trước mắt, đối với các giếng khoan nằm ngoài đê, sát sông Ba Lai trực tiếp xả thải ra sông, thì tiến hành san lấp ngay, không cho tiếp tục nuôi tôm; rà soát các giếng nằm trong khu vực ngọt hóa, không để phát sinh khoan giếng mới, từng bước phối hợp xử lý, hỗ trợ chuyển đối tượng nuôi cho người dân.

báo Đồng Khởi
Đăng ngày 14/06/2013
hữu hiệp
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:34 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 14:34 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 14:34 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 14:34 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 14:34 16/11/2024
Some text some message..