Cần theo dõi chặt biến động các chỉ tiêu môi trường

Người nuôi tôm cần quan tâm đến tình hình dịch bệnh ở những vùng lân cận để có biện pháp kịp thời xử lý, bởi dịch bệnh trên tôm đã xuất hiện ở một số vùng.

Người nuôi tôm cần theo dõi chặt biến động các chỉ tiêu môi trường
Người nuôi tôm cần theo dõi chặt biến động các chỉ tiêu môi trường trong ao.

Kết quả quan trắc môi trường và giám sát dịch bệnh thủy sản cho thấy, đến nay, hầu hết những chỉ tiêu môi trường ở các vùng nuôi trên địa bàn tỉnh đều trong ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, nông dân cần quan tâm dịch bệnh trên thủy sản nuôi, bởi đã xuất hiện tình trạng tôm chết rải rác ở một số vùng.

Những ngày qua, ông Nguyễn Tiến Trung - người dân huyện Diên Khánh đến thuê đìa nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tân Thủy (xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa) đứng ngồi không yên khi đìa nuôi của gia đình ông xuất hiện tình trạng tôm chết liên tục. Ông Trung chia sẻ: “Khắc phục xong hậu quả cơn bão số 12, tôi thả 50 vạn con tôm giống, tôm thả được hơn 30 ngày thì bắt đầu bỏ ăn, lờ đờ, dạt vào quanh đìa và chết. Tính ra, gia đình tôi thua lỗ hơn 60 triệu đồng, chủ yếu là tiền giống, thức ăn, công cải tạo đìa. Ở vùng đìa này, nhiều hộ nuôi khác cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Nguyên nhân có thể do nguồn nước bị ô nhiễm”.

Tại Vạn Ninh, thời gian gần đây cũng xuất hiện tình trạng tôm hùm nuôi bị chết do bệnh sữa, đỏ thân… Ông Đặng Tri Thông - chuyên viên Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh cho biết, hầu hết các vùng nuôi tôm hùm lồng tại Vạn Thạnh, Vạn Hưng, Vạn Giã đều xuất hiện tình trạng tôm hùm chết. Trong đó, nặng nhất là khu vực Đầm Môn, xã Vạn Thạnh, qua khảo sát, tỷ lệ tôm hùm chết do các loại bệnh hơn 20%. Địa phương đang tiếp tục khuyến cáo người nuôi về các biện pháp phòng, trị bệnh trên tôm hùm để giảm thiểu thiệt hại.

Theo kết quả quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường vùng nuôi tôm nước lợ, nuôi tôm hùm tập trung của Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản Miền Trung mới đây, hầu hết các chỉ tiêu về môi trường tại các vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đều trong ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, một số vùng nuôi có vài chỉ tiêu vượt ngưỡng, đặc biệt là vùng nuôi tôm nước lợ Tân Thủy phát hiện vi khuẩn Vibrio (loại vi khuẩn gây nên một số bệnh thường gặp trên tôm) trong nguồn nước cấp vào vùng nuôi. Đối với vùng nuôi tôm hùm lồng ở Đầm Môn, ngoài lượng vi khuẩn Vibrio vượt ngưỡng, lượng chất hữu cơ trầm tích, hàm lượng Sulfua cũng rất lớn. Kết quả phân tích mẫu bệnh phẩm tôm hùm tại Đầm Môn có 55,6% mẫu bệnh phẩm nhiễm vi khuẩn Rickettsia like bacteria (tác nhân gây bệnh sữa), 22,2% mẫu nhiễm vi khuẩn v.alginolyticus (tác nhân gây bệnh đỏ thân).

Theo ông Nguyễn Trọng Chánh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, tuy kết quả quan trắc các chỉ tiêu môi trường hầu hết các vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đều nằm trong ngưỡng cho phép nhưng nông dân cần quan tâm tình hình dịch bệnh trên thủy sản, bởi hiện nay toàn tỉnh đang bước vào cao điểm nắng nóng, thời tiết bất lợi đối với nuôi trồng thủy sản. Chi cục đang tiếp tục triển khai mỗi tháng 2 đợt quan trắc các chỉ tiêu về môi trường, dịch bệnh tại các vùng nuôi trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Từ kết quả đó, chi cục sẽ có những khuyến cáo cụ thể đến người nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh.

Khuyến cáo của Chi cục Thủy sản nhấn mạnh, đối với các vùng nuôi tôm nước lợ, nông dân cần cải tạo ao, khử trùng đáy ao, bờ ao bằng vôi bột giúp môi trường đáy ao tơi xốp, độ pH môi trường nước ao ổn định; đối với việc lấy nước vào ao nuôi, cần xử lý trước qua ao lắng, riêng vùng nuôi Tân Thủy chưa nên lấy nước vào thời điểm này. Khi nuôi, người dân cần chọn con giống có chất lượng tốt, đã được xét nghiệm các bệnh nguy hiểm; nên thả nuôi với mật độ thích hợp để giảm các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và bệnh thủy sản, trước khi thả cần theo dõi kỹ diễn biến thời tiết, nếu bất lợi thì tạm ngưng việc thả giống; chỉ sử dụng các loại thuốc thú y thủy sản trong danh mục được phép lưu hành… Tại các vùng nuôi tôm hùm lồng, đặc biệt là khu vực Đầm Môn, trong quá trình nuôi, người dân cần chú trọng khâu vệ sinh, thu gom thức ăn thừa, chất thải đưa vào bờ để xử lý, thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý các cá thể nhiễm bệnh; định kỳ bổ sung các chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi…

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 20/04/2018
Bích La
Nuôi trồng

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 09:41 24/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 20:56 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 20:56 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 20:56 28/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 20:56 28/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 20:56 28/01/2025
Some text some message..