Cần thiết tái cấu trúc ngành cá tra - Kỳ II: Rủi ro luôn rình rập

Sản xuất và chế biến cá tra đang đứng trước nhiều rủi ro, thách thức. Con giống thoái hóa, môi trường nước bị ô nhiễm, tình trạng lạm dụng kháng sinh đã đến mức báo động. Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp (DN) thủy sản đã đẩy giá xuất khẩu xuống còn phân nửa so với trước.

cá tra giống
Giống cá tra hiện đang thoái hóa do nhiều nguyên nhân, tỷ lệ sống từ cá bột lên cá giống rất thấp

Con giống thoái hóa

ThS. Vương Học Vinh, nguyên Trưởng bộ môn Thủy sản - Trường đại học An Giang, cho biết, hiện nay, tỷ lệ sống của cá tra khi ương nuôi từ cá bột lên cá giống chỉ đạt từ 0 – 15%. Con số này rất thấp so với thời điểm năm 1996 (từ 30 – 40%). Tỷ lệ sống thấp là nguy cơ khiến ngành này đứng bên bờ vực thẳm. Khi con giống không sạch bệnh sẽ đưa đến sản phẩm (SP) đầu cuối cũng không sạch. Xuất hàng sang EU và các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản… DN phải tốn thêm chi phí để kéo hàng trở về hoặc bị thiêu hủy tại nước nhập khẩu.

Trước đây, bệnh “gan thận mủ” xuất hiện trên con cá tra nuôi thịt thì nay, cá trong giai đoạn nuôi giống cũng mắc. Cá bệnh, ngư dân (ND) đã dùng kháng sinh vô tội vạ, làm cho cá kháng với kháng sinh. Trong trường hợp này, ND phải dùng kháng sinh liều cao hơn hoặc kháng sinh thế hệ mới, chi phí tăng rất nhiều. “Trước đây, trong một chu kỳ nuôi, cá chỉ bị bệnh 1 lần, có khi không có bệnh vì con giống khỏe, chất lượng nước ít có biến động, mật độ thả nuôi vừa phải (25 – 40 con/m2). Nay, do nhiều yếu tố khác nhau, ND thả nuôi với mật độ dày, cho ăn nhiều, bơm nước liên tục, làm cá không được khỏe, môi trường nước trong ao nuôi dễ bị ô nhiễm, cá sinh ra bệnh. Trong một chu kỳ nuôi có khi cá bị bệnh đến 2 – 3 lần. Việc bơm nước hàng ngày làm môi trường nước liên tục bị thay đổi, cá dễ sinh bệnh” – ThS. Vinh giải thích.

Cạnh tranh thiếu lành mạnh

Sau năm 2003, xuất khẩu cá tra ra thế giới “lãi khủng”, khiến nhiều thành phần trong xã hội tham gia xây dựng vùng nuôi, nhà máy chế biến để xuất khẩu. Thời điểm từ năm 2000 trở về trước, An Giang chỉ có 2 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu là Agifish và Nam Việt. Đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 17 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, với 23 công  ty. Sự phát triển rầm rộ đã dẫn đến nhiều rủi ro, trong đó “độ mở” của thị trường không theo kịp đà phát triển của sản lượng sản phẩm. Tình trạng “cung vượt cầu” đã xảy ra. Các nhà nhập khẩu nắm được tình hình và bắt đầu ép giá. Từ 5 USD/kg, cá tra rớt xuống còn khoảng 2 USD/kg tại thị trường Mỹ hiện nay. “Cứ sau mỗi kỳ hội chợ thương mại thủy sản thế giới, giá cá tra lại tiếp tục giảm. Nhiều doanh nghiệp “3 không” đã không chịu nổi với sức ép của cuộc chơi, đành hạ giá bán sản phẩm và câu chuyện gian lận thương mại, đánh đồng sản phẩm giữa cá basa và cá tra đã xảy ra” - ông Đỗ Văn Nghiệp, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Thủy sản AFA, bức xúc.


Con giống thoái hóa dẫn đến hiện tượng chết hàng loạt trong ao

Để gian lận thương mại, các DN đã chào bán sản phẩm với giá thấp, đàm phán với khách hàng cho quay tăng trọng, mạ băng trên sản phẩm fillet với tỷ lệ cao để “gỡ lỗ”. Từ miếng fillet bình thường (có độ ẩm 80%, cộng trừ 1 và protein 15%, cộng trừ 1), các DN đã cho chất phụ gia là phatphos, none phatphos vào để tăng trọng nhằm mục đích kéo định mức chế biến từ 2.8 – 2.9kg (nguyên thủy) xuống còn 1.9 kg nguyên liệu. Như vậy, chỉ tính riêng định mức chế biến, việc gian lận này đã giúp cho DN lời ngay tại nhà máy 1kg cá nguyên liệu khi sản xuất 1kg fillet thành phẩm. Lúc này, với 1kg cá fillet, trọng lượng tịnh của sản phẩm (sau khi rã đông) chỉ còn lại 650gram (tỷ lệ mạ băng lên đến 35%). Phatphos, none phatphos là 2 chất có tính năng ngậm nước. Khi đưa nó vào cối quay tăng trọng, sau một thời gian thì miếng cá sẽ no nước, bóng sáng nhưng chất lượng lại kém đi rất nhiều. Ngoài ra, các DN còn ăn gian trọng lượng tịnh. Ghi trên bao bì là 80% nhưng thực chất lúc nào cũng ít hơn mức đã công bố trên bao bì. Đây là những cách làm ăn gian dối, rất dễ dẫn đến rủi ro khi Việt Nam thực thi các cam kết từ TPP và AEC.

Ngoài những rủi ro về con giống, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trong cộng đồng DN đã khiến ND lẫn DN rất khó tiếp cận được đồng vốn của ngân hàng,  bởi ngân hàng không nhìn thấy được giải pháp hoàn trả vốn một khi rủi ro đã xảy ra. Muốn vượt qua những thách thức này, con đường tái cấu trúc ngành hàng là một hướng đi tất yếu, góp phần làm lành mạnh thị trường xuất khẩu, giúp ND lẫn DN sản xuất có lời, người tiêu dùng thế giới có được sản phẩm đúng giá trị với đồng tiền mình bỏ ra.

“Một lĩnh vực hết sức quan trọng, chi phối rất lớn trong quá trình sản xuất cá tra chính là lĩnh vực chế biến thức ăn. Hiện nay, DN FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) nắm giữ thị phần rất lớn. Đây là một rủi ro khiến ngành cá trong những năm qua lao đao, bởi mỗi khi sản lượng cá nuôi tăng lên thì lập tức các nhà cung cấp thức ăn, thuốc trị bệnh cũng tăng giá theo, lợi nhuận phần lớn rơi vào DN FDI” – ThS. Vương Học Vinh phân tích.

Báo An Giang, 27/04/2016
Đăng ngày 27/04/2016
Bài, ảnh: Minh Hiển
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 13:21 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 13:21 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 13:21 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 13:21 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 13:21 11/01/2025
Some text some message..