Cần Thơ: Độc đáo nghề làm khô cá lau kiếng

Ngoài chức năng dọn dẹp vệ sinh cho hồ nuôi cá kiểng, trong mắt mọi người, cá lau kiếng hầu như không còn giá trị sử dụng nào khác, thậm chí chúng còn được xếp vào loại động vật ngoại lai nguy hại. Thế nhưng, qua óc sáng tạo và tài chế biến khéo léo của vợ chồng chị Phan Thị Tú, ở ấp Nam Chánh, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, con cá lau kiếng giờ trở thành loại thực phẩm có giá trị.

khô cá lau kiếng
Khô cá lau kiếng chỉ cần phơi qua 1 ngày nắng là đạt yêu cầu chất lượng thơm, ngon.

Đem mẻ khô cá lau kiếng vừa sơ chế xong ra trước sân nhà phơi cho kịp đợt nắng sớm, vừa sắp xếp từng miếng cá tươi lên tấm lưới, chị Phan Thị Tú, giải thích cho tôi nghe sơ bộ về quy trình làm khô đối với loài cá này: "Cá lau kiếng làm khô chỉ cần phơi qua 1 ngày nắng là ăn được và ăn rất ngon. Còn nếu phơi nhiều như một số loại khô khác, khô sẽ bị cứng lại sẽ không còn vị ngon nữa. Bởi vậy, vợ chồng tôi thường tranh thủ làm từ sáng sớm để phơi được trọn một ngày nắng, đảm bảo cho khô có chất lượng ngon nhất".

Với nhiều người, khô cá lau kiếng vẫn còn khá lạ lẫm. Nhưng với người dân xã Lịch Hội Thượng và nhất là những chủ sạp bán khô ở chợ xã, loại khô này trở nên quen thuộc, nếu không muốn nói thuộc loại "hàng độc" của vợ chồng chị Tú. Về "cơ duyên" đến với sản phẩm độc, lạ này, anh Triệu Ầu Nừng, chồng chị Tú, nói gọn lỏn: "Vợ chồng tôi làm nghề giăng lưới, dính khá nhiều cá lau kiếng. Mới đầu nhìn hình thù nó xấu xí, nên vứt bỏ đi… Dần dần thấy tiếc nên lấy hết về chế biến thành các món ăn. Nhưng, ăn riết cũng chán, vợ tôi thử đem thịt cá ướp gia vị rồi phơi khô để thay đổi khẩu vị cũng như có thể sử dụng lâu dài. Ai ngờ đến khi làm khô thì thấy "đã" hơn. Rồi đem cho hàng xóm ăn thử, ai cũng khen ngon và đặt mua. Vậy là vợ chồng tôi có thêm cái nghề làm khô cá lau kiếng "độc nhất, vô nhị" này". Vậy là, không bao lâu khô cá lau kiếng đến tay những "đầu nậu" đi gom mua khô. Sản phẩm khô cá lau kiếng của vợ chồng chị Tú bắt đầu được thương mại hóa.

Theo chị Phan Thị Tú, để làm khô phải chọn cá còn sống vì nếu cá chết thịt sẽ bị mềm. Sau khi lóc thịt 2 bên của thân cá, bỏ da, xương và phần đầu, đến công đoạn tẩm ướp gia vị và phơi nắng. Cứ 60kg cá lau kiếng tươi mới lấy được 10kg thịt và 10kg thịt này sau khi phơi chỉ còn được 3kg khô. Do đó, để đủ nguyên liệu làm khô theo đặt hàng, anh chị phải đặt mua thêm từ những người đánh bắt trong vùng mới có nguồn cá tươi. Chị Tú chia sẻ: "Với giá bán 180.000 đồng/kg, vào mùa nắng, ngày thường tôi bán được khoảng 3kg khô, còn mùa mưa thì ít hơn… Nhiều người đặt mua mang lên TP Hồ Chí Minh để ăn và làm quà biếu". Theo những "mối quen", người chuyên mua bán khô, khô cá lau kiếng của vợ chồng chị Tú có thịt ngon, được tẩm ướp có vị đậm đà. Nhờ vậy, vợ chồng chị Tú có thêm nguồn thu nhập đáng kể từ con cá tưởng chừng như vứt bỏ đi này. Anh Triệu Ầu Nừng chia sẻ: "Hiện nay, việc tiêu thụ khô cá lau kiếng chủ yếu qua các mối quan hệ quen biết, nên số lượng khô chế biến vẫn còn hạn chế. Nếu có được đầu ra một cách ổn định, chúng tôi sẽ cung cấp khô nhiều hơn, khỏi đi làm thuê nữa".

Cá lau kiếng là một loài cá có thân hình nâu sẫm, da cứng, sần sùi, thô ráp, miệng to sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, thức ăn chủ yếu là các loài rong tảo. Có thời gian, người chơi cá kiểng xem cá lau kiếng như một công cụ đắc lực để làm nhiệm vụ lau chùi cho các bể cá cảnh, khi không còn nuôi nữa thì thả xuống sông. Với tính thích nghi cùng khả năng sinh sản nhanh, nên không bao lâu cá lau kiếng xuất hiện rất nhiều trên các sông, rạch và trở thành nỗi ám ảnh của người nuôi cá đồng cũng như dân đánh bắt tự nhiên vì chúng không có giá trị kinh tế như những loài thủy sản khác. Không chỉ vậy, cũng có nhiều cảnh báo về sự xuất hiện với số lượng lớn cá lau kiếng làm mất cân bằng sinh thái, gia tăng nạn sạt lở bờ sông… Về sau, một số người sử dụng loài cá này để xay thịt làm thức ăn nuôi cá lóc, hoặc nuôi vịt. Tại một một số vùng, người dân còn tận dụng thịt cá để chế biến ra món chả cá, bán với giá lên đến 80.000 đồng/kg nhờ thịt cá có độ dai tự nhiên và hương vị thịt thơm ngon… Đa dạng sản phẩm chế biến từ cá lau kiếng không chỉ tạo thêm thu nhập cho người dân mà còn góp phần giảm số lượng cá lau kiếng trên sông rạch, giúp cân bằng hệ sinh thái vùng sông nước.

Báo Cần Thơ, 11/04/2016
Đăng ngày 12/04/2016
Bài, ảnh: Hải Hà
Chế biến

Ngày Tết ăn cá lóc nước rơm

Khi bạn quá ngán thịt thì cá là món thay thế đầu tiên trong suy nghĩ. Nếu bạn có một vài con cá lóc bạn sẽ làm món gì?

cá lóc nướng rơm
• 19:54 09/02/2024

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 17:58 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 17:58 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 17:58 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 17:58 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 17:58 19/04/2024