Cần Thơ: Phát triển chuỗi liên kết thủy sản

Ngày 22/9, Hội Nghề cá Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Chính sách tài chính phát triển chuỗi liên kết thủy sản Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các hiệp định thương mại tự do” tại Cần Thơ nhằm thúc đẩy chuỗi liên kết thủy sản ở Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cần Thơ: Phát triển chuỗi liên kết thủy sản
Phát triển chuỗi liên kết thủy sản

Tại hội thảo, đại diện Bộ Tài chính cho biết, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển thủy sản cho phát triển kinh tế - xã hội, đã nỗ lực không ngừng để xây dựng các chính sách tài chính nhằm thúc đẩy có hiệu quả việc phát triển chuỗi giá trị thủy sản Việt Nam.

 

Phát triển chuỗi liên kết thuỷ sản

Theo Bộ Tài chính, để thủy sản Việt Nam phát huy được lợi thế cạnh tranh và hội nhập mạnh mẽ hướng đến phát triển bền vững, luôn cần những chính sách tài chính khuyến khích của Nhà nước.

Ông Vũ Khắc Liêm, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, trong bối cảnh hội nhập, các chính sách hỗ trợ tài chính luôn cần được thiết kế cẩn trọng để phù hợp với các cam kết đã được ký kết.

Ông Liêm cũng cho rằng, kể từ khi đại diện Việt Nam ký kết xác thực lời văn Hiệp định TPP, có khá nhiều nghiên cứu khác nhau phân tích tác động của TPP với triển vọng tăng trưởng cho Việt Nam và triển vọng của các ngành khi gia nhập TPP.

PGS. TS. Đỗ Thị Phi Hoài (Học viện Tài chính) nhấn mạnh, trong bối cảnh hội nhập, hỗ trợ tài chính luôn là một vấn đề nhạy cảm trong quá trình thực hiện các hiệp định thương mại tự do; nhưng hiện tại vẫn còn thiếu những nghiên cứu đánh giá về chính sách tài chính khuyến khích phát triển chuỗi liên kết thuỷ sản.

sản phẩm thủy sản, liên kết sản phẩm thủy sản, chuỗi liên kết thủy sản

Một cửa hàng kinh doanh “cá ngủ đông”

Theo bà Hoài, hiện nay hệ thống chính sách tài chính khuyến khích phát triển chuỗi liên kết thủy sản bên cạnh những thành công đang tồn tại những hạn chế đòi hỏi cần thay đổi cho phù hợp với xu thế hội nhập thị trường, hội nhập quốc tế và hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo đánh giá của Hội Nghề cá Việt Nam, trong 30 năm qua, hội nhập kinh tế được đánh giá đã đóng góp lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và Chính phủ luôn cam kết hội nhập chủ động hơn, sâu hơn trên cơ sở hội nhập với chuỗi giá trị toàn cầu.

Thống kê của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, thuỷ sản là ngành đã chứng minh được lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập, với giá trị xuất khẩu thuỷ sản đã tạo nên sự tăng trưởng liên tục từ 0,102 tỷ USD vào năm 1986, lên hơn 6,5 tỷ USD vào năm 2015. Dự kiến, đến năm 2020, giá trị xuất khẩu thuỷ sản sẽ đạt mức 11 tỷ USD và đạt khoảng 20 tỷ USD vào năm 2030.

Để hướng đến phát triển chuỗi liên kết thủy sản trong bối cảnh hội nhập TPP phù hợp, tại hội thảo, các chuyên gia, đại biểu cho rằng, đã đến lúc các cấp, ngành cần tiếp cận với những nhận thức mới. Đó là hiểu đúng bối cảnh hội nhập TPP; hiểu rõ vị thế của ngành thủy sản trong bối cảnh hội nhập TPP; hiểu rõ các sản phẩm thủy sản trong hệ thống định vị các sản phẩm trong bối cảnh hội nhập TPP; định vị đúng, gắn kết trúng các công cụ chính sách vào chuỗi giá trị liên kết.

Theo THCL
Đăng ngày 23/09/2017
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 14:55 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 14:55 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 14:55 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 14:55 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 14:55 19/12/2024
Some text some message..