Cẩn trọng khi đưa nước mặn về đồng ngọt ở Cà Mau

Dù được quy hoạch là vùng sản xuất hệ ngọt, nhưng hàng chục nghìn ha “đồng ngọt” ở Cà Mau hiện đã thành “đồng mặn”, vượt tầm kiểm soát của chính quyền địa phương. Đáng nói là những vùng mặn tự phát ấy lại cho hiệu quả cao.

nâng cao sản xuất
Tự phát đưa mặn vô đồng ngọt, sản xuất hiệu quả, ông Trương Minh Tặng trở thành hộ khá trong vùng.

Nở rộ “vùng tự phát”

Sau chuyển đổi sản xuất (năm 2000), tỉnh Cà Mau hình thành hai vùng sản xuất rõ rệt: vùng mặn (nuôi trồng thủy sản) và vùng ngọt (nuôi trồng cây con hệ ngọt). Vài năm gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện thêm vùng canh tác mới, đó là vùng chuyển dịch tự phát (còn gọi là vùng tự phát hoặc vùng da beo). Những khu vực tự phát tập trung chủ yếu ở huyện Thới Bình, U Minh và một phần diện tích nhỏ của TP Cà Mau. Đó cũng là những địa phương nằm trong vùng quy hoạch ngọt hóa phía bắc của tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, trước tình hình thực tế phát sinh, và do nhu cầu bức bách của cuộc sống, người dân nhiều nơi ở vùng ngọt hóa không canh tác cây con hệ ngọt (trồng lúa một vụ, hai vụ; trồng rừng, trồng mía, hoa màu…) nữa, mà tự ý đưa nước mặn vào đồng ngọt để chuyển sang chuyên nuôi tôm, hoặc nuôi tôm kết hợp trồng một vụ lúa vào mùa mưa.

Từ vài hộ ban đầu sản xuất hiệu quả, đến nay, vùng tự phát đã mở rộng ra nhiều khu vực khác nhau, và nằm xen lẫn trong các vùng ngọt. Chỉ tính từ năm 2000 đến nay, vùng tự phát của tỉnh đã lên đến hơn 49.700 ha. Trong đó, hơn 43.490 ha chuyển từ đất trồng lúa sang sản xuất chuyên tôm và luân canh lúa - tôm. Có tới 17.800 ha trong số 43.490 ha chuyển đổi sản xuất không đúng quy hoạch sử dụng đất, cụ thể hơn 12.141 ha đất trồng hai vụ lúa; 5.228 ha đất trồng mía và hơn 200 ha đất lâm nghiệp (trồng tràm) bị hộ dân chuyển đổi không đúng quy hoạch. Nghiêm trọng hơn, đã có nhiều cánh đồng mẫu lớn phút chốc trở thành những vuông nuôi tôm sú. Còn nhớ lần về xã Tân Lộc công tác vào dịp giáp Tết Giáp Ngọ năm 2014, chúng tôi hồ hởi ghi hình thu hoạch lúa ở cánh đồng mẫu lớn rộng 45 ha của 45 hộ dân ở ấp 5. Lần này trở lại, toàn bộ cánh đồng mẫu lớn ấy đã bị “xóa sổ” để nhường chỗ cho con tôm sú vốn dĩ nuôi được ở đồng nước mặn. "Chơi" liều hơn là ở xã Tân Lộc Bắc ngay bên cạnh: 145 hộ ở các ấp 1, 3 và 4 thực hiện cánh đồng lớn năm 2012, nhưng sang năm 2013, toàn bộ đồng lúa lớn đã biến thành đồng nuôi tôm, tổng diện tích lên đến hơn 124 ha. “Nếu bám riết cây tràm chắc đến giờ gia đình tôi vẫn còn nghèo” - nông dân Trương Minh Tặng, một trong những hộ dân ở ấp 18 (xã Nguyễn Phích, huyện U Minh) tự ý đưa nước mặn vô đất rừng để canh tác mô hình tôm - lúa, cho biết.

Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lộc Bắc, Lê Toàn Nguyên thừa nhận: Mặc dù chính quyền địa phương và cán bộ nông nghiệp chuyên trách của xã nhiều lần tuyên truyền, vận động, lập biên bản, thậm chí xử phạt nặng, nhưng người dân vẫn lén lút “tự phát”, phá vỡ quy hoạch, đến nay, trong số chín ấp của xã thì có tới năm ấp gần như “xóa sổ” diện tích lúa hai vụ.

Quy hoạch lại vùng ngọt, mặn

Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết: Dòng ngọt từ sông Trẹm chia rừng tràm U Minh thành hai vùng mà nay cả hai đã trở thành Khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế) của thế giới: U Minh Thượng (thuộc tỉnh Kiên Giang) và U Minh Hạ (thuộc tỉnh Cà Mau). Tại Cà Mau, sông Trẹm cấp nước cho nhiều tuyến kênh, rạch… vùng ngọt hóa huyện Thới Bình, nhưng hiện tại, nó không còn ngọt quanh năm như trước, mà mặn - ngọt theo mùa. Vào mùa mưa, nguồn nước sông Trẹm giúp người dân miệt Thới Bình rửa mặn đồng nuôi tôm để canh tác một vụ lúa trên đất nuôi tôm. Vào mùa khô hạn như hiện nay, nhấp thử một ngụm nước sông Trẹm mà mặn đắng lưỡi. “Điều kiện sản xuất bất lợi, cộng với giá cả nông sản như cây lúa, cây mía, cây tràm… bấp bênh, cho nên người dân vùng ngọt tự chuyển đổi sản xuất nhằm cải thiện thu nhập gia đình. Đã có nhiều cán bộ xã, huyện bị phạt, bị kỷ luật để răn đe người dân không đưa nước mặn vô đồng ngọt, nhưng tình hình tự phát vẫn tăng theo thời gian, vượt tầm kiểm soát của địa phương" - Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Lý Minh Vững cho biết.

Thấy rõ nguy cơ bị phá vỡ quy hoạch, cho nên trong năm 2015, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo thành lập Tổ liên ngành (gọi tắt là Tổ 249) khảo sát, kiểm tra, đánh giá thực trạng tình hình chuyển dịch tự phát trên địa bàn tỉnh. Theo đánh giá của Tổ 249, thực trạng tự phát ở các vùng ngọt diễn ra ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, sau khi chuyển đổi tự phát, hiệu quả trên cùng diện tích đất canh tác tăng lên rõ rệt. Cụ thể, vùng quy hoạch ngọt hóa của tỉnh, bình quân mỗi ha đất canh tác chỉ cho lợi nhuận từ 11 đến hơn 22,4 triệu đồng/năm. Nhưng sau khi người dân chuyển đổi sản xuất sang luân canh tôm - lúa hoặc chuyên nuôi tôm, lợi nhuận mỗi ha đất nâng lên từ 61 đến hơn 65,4 triệu đồng/năm.

Tuy làm trái chủ trương, trái quy định, nhưng xét về hiệu quả kinh tế, người dân vùng tự phát đã chọn lựa đúng phương cách để thoát nghèo trên đồng đất quê hương. Bởi vậy, ngành chức năng và chính quyền địa phương ra sức ngăn chặn cũng chẳng mang lại kết quả, như tâm sự của đồng chí Dư Bé Ba, Chủ tịch UBND huyện U Minh: “Trừ khi thủy lợi được đầu tư khép kín, để nguồn nước mặn không vô được vùng ngọt. Chứ thủy lợi “hở” như hiện nay, chuyện ngăn bà con đưa mặn vào đồng ngọt rất gian nan, bởi trong lòng người dân vùng ngọt đang muốn mặn”.

Báo Nhân Dân, 03/03/2016
Đăng ngày 05/03/2016
Bài và ảnh: HỮU TÙNG
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:41 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 05:41 02/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 05:41 02/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 05:41 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 05:41 02/12/2024
Some text some message..