Cẩn trọng trong lựa chọn tôm giống vụ xuân hè

Những ngày gần đây, các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đang tất bật bước vào vụ nuôi xuân hè, các chủ đầm tôm đang gấp rút chuẩn bị các nhiệm vụ cần thiết để xuống giống mới. Tuy nhiên, nguồn giống trong tỉnh chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu của người nuôi tôm, còn lại phải di ương từ các tỉnh phía Nam. Do vậy, người dân cần cẩn trọng trong khâu lựa chọn tôm giống.

Cẩn trọng trong lựa chọn tôm giống vụ xuân hè
Khu vực nuôi tôm của gia đình chị Lưu Thị Toán, thôn Mỹ Điền, xã Đa Lộc (Hậu Lộc).

Tại vùng nuôi trồng thủy sản của xã Đa Lộc (Hậu Lộc), chúng tôi được chứng kiến không khí lao động khẩn trương của người dân để chuẩn bị cho vụ nuôi trồng mới. Chị Lưu Thị Toán, thôn Mỹ Điền cho biết: “Để chuẩn bị cho công tác xuống giống, gia đình tôi đã thực hiện cải tạo 1,5 ha ao nuôi. Khâu chọn giống được gia đình chú trọng tìm hiểu, lựa chọn từ các công ty phân phối giống có uy tín. Nhiều năm nay, gia đình tôi vẫn tin tưởng nguồn giống tại Công ty TNHH Việt Úc Ninh Thuận và Trung tâm Giống thủy sản Thanh Hóa”. Theo chị, người nuôi tôm cần quan tâm đến nguồn gốc tôm giống, không nên mua các loại giống trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc. Những năm trước đây, trong tỉnh có khoảng 6 trại sản xuất tôm sú giống, cùng với nguồn giống tôm thẻ chân trắng nhập từ tỉnh ngoài về khá dồi dào, tạo điều kiện cho người dân lựa chọn được giống chất lượng. Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn giống có phần khan hiếm khiến người dân gặp nhiều khó khăn. Nếu mua phải con giống kém chất lượng, mang dịch bệnh có thể dẫn đến mất trắng hàng loạt.

Tại những vùng nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế ở các huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hoằng Hóa, nhiều chủ đầm tôm cũng đang tích cực cải tạo ao đầm, tu bổ bờ ao, kiểm tra và xử lý nguồn nước. Trong đó, UBND các huyện khuyến cáo người nuôi tôm cần lựa chọn con giống bảo đảm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, xuống giống đúng khung thời vụ. Ông Lê Huy Cường, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), UBND huyện Hoằng Hóa, cho biết: “Thời gian thả giống từ ngày 1-4 đến ngày 10-5. Để hạn chế rủi ro, UBND huyện đã chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nguồn giống từ nơi khác nhập vào địa phương. Đồng thời, phân công cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn để giúp bà con tổ chức sản xuất, phòng, trừ dịch bệnh...”. Vụ xuân hè này, toàn huyện phấn đấu thả nuôi 1.500 ha tôm, trong đó có 150 ha nuôi công nghiệp.

Để vụ nuôi tôm xuân hè đạt được hiệu quả kinh tế cao và thực hiện thành công kế hoạch nuôi trồng thủy sản năm 2019, Sở NN&PTNT đã gửi văn bản đến các huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản triển khai các biện pháp thực hiện kế hoạch nuôi tôm vụ xuân hè. Theo đó, từ 15-3 đến 15-4 là thời điểm thích hợp cho các chủ đồng thả tôm giống. Các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh đã tăng cường cán bộ tập trung kiểm tra lượng tôm giống trong và ngoài tỉnh, kiên quyết không để xảy ra tình trạng sử dụng tôm giống không đáp ứng các tiêu chuẩn để đưa vào sản xuất. Đồng thời, quản lý chặt chẽ chất lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản, chế phẩm sinh học, các chất cải tạo ao nuôi, xử lý môi trường nước.

Theo ông Cao Thanh Thọ, Trưởng Phòng Nuôi trồng thủy sản, Sở NN&PTNN: Vụ xuân hè năm nay, diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh hơn 4.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 350 ha, còn lại là tôm sú. Tuy nhiên, một thực trạng chung là các tỉnh phía Bắc vào mùa đông lạnh, nên rất khó khăn trong việc sản xuất giống, dẫn đến không chủ động được nguồn giống. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có Trung tâm Giống thủy sản Thanh Hóa đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu giống tôm sú, còn giống tôm thẻ chân trắng phải di ương từ các tỉnh, như: Khánh Hòa, Nghệ An, TP Đà Nẵng...

Cũng theo ông Thọ: Chất lượng con tôm giống là khâu trọng yếu ban đầu trong quá trình nuôi, quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Vì vậy, khi lựa chọn tôm giống để thả nuôi, người nuôi cần truy xuất để biết rõ nguồn gốc, lựa chọn thức ăn và quy trình nuôi phù hợp. Một vấn đề quan trọng nữa là phải kiểm tra, đánh giá chất lượng tôm giống bằng cảm quan, thông qua kính hiển vi hoặc bằng các kỹ thuật hiện đại... Đồng thời, thực hiện đúng kỹ thuật thả giống, kiểm tra môi trường nước trong ao nuôi, bảo đảm sức khỏe đàn tôm giống. Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị, vẫn còn tồn tại một số vấn đề, như: Người dân chưa tuân thủ các khuyến cáo kỹ thuật trong việc lựa chọn giống, vẫn còn tình trạng nhập tôm giống từ những cơ sở không bảo đảm uy tín, chưa được kiểm dịch chặt chẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 07/03/2019
Lê Ngọc
Nuôi trồng

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 17:45 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 17:45 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 17:45 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 17:45 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 17:45 20/04/2024