Cảng Trung Quốc đột ngột dừng nhập khẩu thủy sản, doanh nghiệp cần làm gì?

Cảng Trạm Giang (Trung Quốc) tạm ngừng nhập thủy sản đông lạnh từ Việt Nam và 10 nước châu Á từ ngày 20/6/2021 đến ngày 15/7/2021.

kiểm tra thủy sản
Trung Quốc kiểm tra mầm bệnh COVID-19 trên thủy sản nhập khẩu.

Quyết định này được cho là đưa ra tại cuộc họp giữa doanh nghiệp này với đại diện một số hiệp hội và khoảng 30 công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, logistics… tại cảng Trạm Giang ngày 3/6/2021.

Thông tin chi tiết, doanh nghiệp quản lý, vận hành cảng (Công ty cổ phần Tập đoàn cảng Trạm Giang) đã quyết định tạm dừng tiếp nhận hàng đông lạnh, chủ yếu là thủy sản từ 11 quốc gia: Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Mông Cổ từ ngày 20/6/2021 đến ngày 15/7/2021. Lý do chính là do năng lực lưu thông, bốc dỡ hàng hóa của cảng bị ảnh hưởng do triển khai các biện pháp tăng cường công tác phòng dịch cho nhân viên, công nhân làm việc tại cảng.

Ngay sau khi nhận được thông tin nêu trên, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) đã chủ động liên hệ, trao đổi với đại diện Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh và được biết do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại tỉnh Quảng Đông, nhiều thành phố thuộc tỉnh này như Thâm Quyến, Quảng Châu, Phật Sơn, Trạm Giang... đã tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch tại cảng biển. Bên cạnh đó, Cục Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cũng đề nghị doanh nghiệp chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để có biện pháp ứng phó.

 "Đây là quyết định của doanh nghiệp quản lý, vận hành cảng; cho tới nay chưa thấy quy định tương tự nào của cơ quan quản lý nhà nước Quảng Đông hoặc Chính phủ Trung Quốc về việc này. Quyết định này không nhằm vào riêng Việt Nam mà là hàng đông lạnh của các nước châu Á hoặc Đông Nam Á có nhiều giao dịch tại cảng này" - Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết. 

Để tránh các khó khăn, vướng mắc trong quá trình xuất khẩu thủy sản vào cảng Trạm Giang, Trung Quốc, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đề nghị các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để nắm bắt thông tin, theo dõi tình hình và có biện pháp ứng phó phù hợp. 

Doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện các văn bản hướng dẫn trong thời gian vừa qua của Bộ NNPTNT, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản về duy trì điều kiện bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống Covid-19 khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường Trung Quốc.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam kịp thời thông báo, phổ biến tới các doanh nghiệp thành viên có chế biến, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc nội dung nêu trên, đồng thời đề nghị các doanh nghiệp chủ động có biện pháp ứng phó phù hợp.

Trạm Giang từng là thủ phủ tôm của Trung Quốc, nhưng hiện nay phần lớn nguồn nguyên liệu cho chế biến đều nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là Ấn Độ. Chính sách mới của Trạm Giang có thể có hiệu ứng domino, khiến các cảng khác có thể sẽ sớm làm theo. Vì vậy, tình hình có thể sẽ nghiêm trọng, các doanh nghiệp chế biến tôm ở đây đang lo ngại biện pháp hạn chế nhập khẩu sắp tới sẽ gây gián đoạn hoạt động sản xuất.

Theo: Khánh Nguyên (2021). Một cảng của Trung Quốc đột ngột dừng nhập khẩu thủy sản đông lạnh từ Việt Nam, doanh nghiệp cần làm gì?, Dân Việt, Nhà nông.

Đăng ngày 12/06/2021
Hoài An @hoai-an
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Hợp tác gia công xuất khẩu thủy sản thế mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Việt Nam có thế mạnh về chế biến thuỷ hải sản, do đó các doanh nghiệp thuỷ sản Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác, đặt hàng gia công sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường khác.

Tôm thẻ
• 12:50 21/03/2024

Hội nghị thượng đỉnh đổi mới thực phẩm xanh trở lại London

Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Thực phẩm Xanh (Blue Food Innovation Summit) quy tụ ngành nuôi trồng thủy sản để khám phá những cơ hội và thách thức trong việc mở rộng quy mô sản xuất thực phẩm xanh đồng thời bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái đại dương.

Hải sản
• 10:32 13/03/2024

Bệnh Tilv và vấn đề Brazil không nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

Theo thông báo của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường- NAFIQPM (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kể từ ngày 14/2 Brazil tạm dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam cho đến khi có kết luận rà soát bệnh do virus TiLV gây bệnh trên cá rô phi, vì đất nước này lo ngại việc nhập khuẩn làm lây lan dịch bệnh.

Cá rô phi
• 11:05 01/03/2024

Bình Định thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả

Trong năm 2023 Trung tâm Khuyến nông tập trung triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa các đối tượng nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị đã góp phần hạn chế rủi ro bệnh dịch, cải thiện môi trường sinh thái vùng nuôi, tạo ra các sản phẩm an toàn sinh học, nâng cao giá trị kinh tế, đem lại thu nhập ổn định và bền vững cho người nuôi.

Các mô hình nuôi trồng thủy sản
• 09:59 29/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 12:43 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 12:43 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:43 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 12:43 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:43 29/03/2024