Cảnh báo môi trường nuôi thủy sản Sông Cầu

Xu hướng nhiệt độ nước biển tăng, hàm lượng oxy trong nước biển giảm, mật độ vi khuẩn vibrio tăng là những điều kiện bất lợi cho người nuôi tôm nước lợ, tôm hùm và cá biển tại TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên trong những ngày tới.

Cảnh báo môi trường nuôi thủy sản Sông Cầu
Vùng nuôi trồng thủy sản tại TX Sông Cầu.

Theo Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Trung, thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III, kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tại một số điểm thuộc tỉnh Phú Yên, dự báo chất lượng nguồn nước cấp phục vụ cho sản xuất thủy sản ngày 9 – 10/8 cho thấy:

Tại TX Sông Cầu hầu hết các thông số chất lượng nước cơ bản đều nằm trong ngưỡng cho phép đối với nuôi trồng thủy sản, chưa phát hiện vi khuẩn V.parahaemolyticus (tác nhân chính gây bệnh chết sớm trên tôm nước lợ) và thành phần tảo độc trong các mẫu nước kiểm tra.

Tuy nhiên có một số yếu tố có xu hướng biến động mạnh người nuôi cần lưu ý như sau:

Về nhiệt độ nước có xu hướng tăng so với thời điểm cuối tháng 7, dao động từ 31 - 31,2 độ C (so với cuối tháng 7 là 30,4 - 30,6 độ C). Về hàm lượng oxy hòa tan từ 5,30 - 5,86 mg/l, có xu hướng giảm tại hầu hết các điểm quan trắc so với cuối tháng 7/2019 (5,46 - 7,28 mg/l) nhưng đều phù hợp theo QCVN 10-MT: 2015/BTNMT đối với vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh (DO>5,0 mg/l). Về mật độ vi khuẩn vibrio tổng số dao động từ 5,3x102 - 2,1x103 cfu/ml, tăng so với thời điểm cuối tháng 7/2019 (dao động từ 1,5x102 - 4,6x102 cfu/ml). Trong đó, điểm Xuân Hải 4, Xuân Hải 5 và Vịnh Hòa có mật độ vibrio cao (>103 cfu/ml).

Từ kết quả quan trắc môi trường cho thấy diễn biến bất lợi của một số yếu tố môi trường cùng với thời tiết không thuận lợi (ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông) có thể làm ảnh hưởng đến tôm, cá nuôi. Do đó, Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Trung khuyến cáo người nuôi cần áp dụng các biện pháp sau để nâng cao chất lượng môi trường và sức khỏe thủy sản nuôi.

- Đối với người nuôi tôm nước lợ: Cần lấy nước vào ao chứa lắng, khử trùng loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh (nhất là tại các khu vực nước cấp có mật độ vibrio tổng số vượt ngưỡng) trước khi sử dụng. Đồng thời, cần lưu ý đến xử lý nguồn nước thải nhằm tránh ảnh hưởng đến khu vực nước cấp trong vùng; Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước ao nuôi như nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, độ kiềm để kịp thời phát hiện và xử lý khi có biến động bất thường;

Do xu hướng thời tiết trong thời gian tới ngày có nắng nóng, chiều tối có mưa dông nên cần duy trì mực nước ao nuôi cao (ít nhất 1,5 m) để ổn định môi trường, đồng thời tăng cường quạt nước nhằm hạn chế hiện tượng phân tầng nhiệt độ và cung cấp oxy hòa tan trong ao nuôi; nên bón vôi xung quanh bờ ao trước và sau khi có mưa lớn nhằm hạn chế hiện tượng giảm đột ngột pH và độ kiềm, gây sốc môi trường tôm nuôi;

Theo dõi sức khỏe tôm nuôi bằng cách quan sát phản ứng, màu sắc, đường ruột, gan tụy và phân tôm hàng ngày cùng với việc kiểm tra sàng ăn để có biện pháp xử lý kịp thời (lưu ý khi trời nắng nóng gay gắt không nên bật, tắt quạt nước đột ngột, kiểm tra tôm bằng sàng ăn nhiều lần dễ gây ra hiện tượng đục cơ trên tôm). Nên giảm lượng thức ăn khi trời nắng nóng hoặc có mưa dông, đồng thời bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng chủ động phòng bệnh cho tôm nuôi.

- Đối với nuôi tôm hùm và cá biển: Từ kết quả quan trắc cho thấy mật độ vị khuẩn Vibrio tổng số tăng cao (>103cfu/ml) làm tăng nguy cơ tôm, cá nuôi dễ nhiễm bệnh do vi khuẩn. Do vậy, người nuôi cần thường xuyên vệ sinh lồng nuôi, san thưa mật độ nuôi và tách riêng các cá thể bị nhiễm bệnh nhằm hạn chế lây lan mầm bệnh trong đàn. Lựa chọn thức ăn bảm bảo chất lượng và giảm lượng thức ăn trong ngày nắng nóng; đồng thời bổ sung các chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất...

NNVN
Đăng ngày 14/08/2019
PV
Môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 22:37 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 22:37 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 22:37 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 22:37 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 22:37 07/11/2024
Some text some message..