Cảnh báo về “mánh khóe” trục lợi từ việc bảo hiểm nuôi tôm

Bên cạnh những “mánh khóe” mà người nuôi và đại lý cung cấp thức ăn tại Sóc Trăng đã vận dụng để được chi trả BH, khiến đơn vị BH địa phương này phải đối mặt với thực tế trả bồi thường trên 213 tỷ đồng – vượt  gấp 3 lần so với khoản tiền mà đơn vị này thu được ban đầu nhờ bán hơn 6.000 hợp đồng BH với người nuôi tôm trước đó, một thực tế khác vừa được phát hiện, cảnh báo từ Bạc Liêu – địa phương có diện tích tôm nuôi lớn nhất nhì ĐBSCL.

bảo hiểm tôm trục lợi
Đông đảo người nuôi tôm kiến nghị cần khẩn trương trám những kẽ hở liên quan đến BH tôm nuôi từng khiến nhiều kẻ “đục nước béo cò”.

Những mánh khóe mới đáng ngại

Ông Lê Minh Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa cho biết thực tế đáng ngại liên quan đến bảo hiểm tôm nuôi xảy ra trên địa bàn tỉnh và phân tích thêm: Phần lớn người nuôi tôm thẻ chân trắng đều muốn “bị” thiệt hại để được bồi thường vì theo quy định, tôm thẻ chân trắng nuôi từ 55 – 60 ngày, nếu thiệt hại đều được bảo hiểm bồi thường nhưng người nuôi lại được tận thu số tôm còn lại. Qua thống kê, có đến 90% số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại đều rơi vào thời gian tôm từ 55 – 60 ngày nuôi. Thực tế loại tôm thẻ chân trắng này sau khi nuôi thời gian vừa kể là đã có thể thu hoạch được với giá bán khoảng 70 – 80.000 đồng/kg.

Có một thực trạng đã và đang dấy lên tại Bạc Liêu là nhiều DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống, thuốc thú y thủy sản đang phát động phong trào nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng. DN đến tận nhà vừa vận động, vừa cung cấp giống cho người nuôi mà không lấy tiền ngay. DN chấp nhận nếu trúng tôm thì bà con trả tiền, còn tôm chết thì DN lại tiếp tục đầu tư cho đến khi nào nuôi trúng thì thôi. Chính thực tế này nên dù giá giống tôm thẻ chân trắng hiện khoảng 80 đồng/con - cao gần 3 lần so với giá tôm tôm sú giống, nhiều người nuôi đã bỏ tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng dù vuông của họ nằm trong vùng cấm hoặc vùng không quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng.

“Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong dân tăng không phải vì hiệu quả của mô hình này mà vì người dân nhận thấy, với cách thức tính tỷ lệ bồi thường bảo hiểm hiện nay, cùng với những khả năng rủi ro cao khác... thì ngay cả khi tôm thất thu, người mua bảo hiểm vẫn có hiệu quả” – một thành viên Ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp Bạc Liêu cho biết.

Trong quá trình tìm hiểu thực tế đáng ngại này, PV Báo CAND được không ít người nuôi tôm tiết lộ, chỉ cần bỏ đói là tôm tấp mé ngay, đợi phía đơn vị bảo hiểm làm xong biên bản là tiến hành kéo tôm lên bán; còn nếu muốn nuôi tiếp thì cứ cho tôm ăn bình thường. Thực tế này cũng giải thích được vì sao tỷ lệ tôm chết ở khung thời gian từ 55 đến 60 tại Bạc Liêu ngày tăng cao như vậy.

“Việc làm này quá bất thường và việc thí điểm bảo hiểm tôm nuôi chắc chắn sẽ chết yểu vì tiền đâu mà bồi thường nổi” – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Minh Chiến lo ngại.

Trong quá trình thực hiện Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, một số bất cập khác từ phía người nuôi tôm cũng được phát hiện. Chẳng hạn như người nuôi cố tình không bảo đảm đúng quy trình nuôi; thả giống ít nhưng khai nhiều; thả tôm vào lúc khuya (1-2 giờ sáng), gây khó khăn trong việc kiểm đếm số lượng nhằm trục lợi; tôm chết không báo ngay cho đơn vị bảo hiểm mà để kéo dài đến ngày để có tỷ lệ bồi thường cao.

Trong khi đó, việc bảo hiểm cũng chưa có qui định về mật độ thả giống là bao nhiêu con/m2 và phía bảo hiểm cũng chưa có qui định chỉ nhận bảo hiểm tối đa bao nhiêu con/m2. Chưa dừng lại ở đó, khi thiệt hại xảy ra, theo quy trình phải dừng thả giống để cải tạo xử lý ao, vuông nuôi nhưng do chưa có qui định thời gian này cụ thể là bao lâu nên người nuôi lợi dụng sơ hở này để thả giống mới nhằm “kiếm thêm”.

Cần đảm bảo mục tiêu đúng đắn của một chủ trương lớn

Theo Ban chỉ đạo thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, năm 2013, tỉnh đặt mục tiêu tiếp tục triển khai Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên 9 xã, phường được chọn thí điểm bảo hiểm tôm nuôi và các địa bàn được mở rộng trong năm. Tỉnh phấn đấu 100% hộ nghèo; 80% hộ cận nghèo; 50% hộ bình thường, tổ chức sản xuất; 100% đảng viên đang công tác, sinh hoạt tại địa bàn thí điểm có nuôi tôm sú thâm canh – bán thâm canh và nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tham gia thí điểm bảo hiểm.

Điều đáng ngại nhất hiện nay là tuy đã vào vụ nuôi nhưng tình trạng “treo ao” vẫn đang khá phổ biến. Diễn biến tôm chết vẫn phức tạp. Chỉ  riêng trong tháng 4-2013, diện tích tôm nuôi của Bạc Liêu bị thiệt hại hơn 10.190ha; trong đó, mức độ bị thiệt hại chiếm hơn 70%, chủ yếu là tôm nuôi công nghiệp – bán công nghiệp, còn lại là diện tích tôm nuôi theo hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến.

Ban chỉ đạo thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu cho biết đến nay cả ba huyện nằm trong diện thí điểm của tỉnh có 1.435 hộ tham gia bảo hiểm với gần 1.400ha, giá trị được bảo hiểm trên 640 tỷ đồng; tổng phí bảo hiểm trên 47 tỷ đồng trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ gần 29 tỷ đồng, người nuôi tôm tự đóng gần 18,5 tỷ đồng.

Bạc Liêu là tỉnh duy nhất của ÐBSCL đầu tư được trang thiết bị đủ điều kiện xét nghiệm bệnh của con tôm. Vì vậy, tốc độ giải quyết hồ sơ bồi thường bảo hiểm của Bạc Liêu nhanh so với nhiều địa phương khác. Thế nhưng hiện cũng mới chỉ đền bù được hơn 20 tỷ đồng do số lượng hồ sơ yêu cầu bồi thường quá lớn, diện tích dàn trải. Và một trong những nguyên nhân khiến công tác bồi thường bảo hiểm bị quá tải, chậm trễ là do những “mánh khóe” mà chúng tôi đã trình bày, khiến Ban chỉ đạo thí điểm bảo hiểm tôm nuôi các cấp, cán bộ bảo hiểm cứ căng thẳng lần theo từng chứng từ, hồ sơ... mới dám xác nhận bồi thường.

Từ thực tế được phát hiện tại Bạc Liêu, Bộ Tài chính và Bộ NN&PTNT cũng vừa khẩn trương sửa đổi một số quy tắc, quy trình thực hiện bảo hiểm tôm nuôi theo hướng sẽ siết chặt các quy định về thời vụ, tỷ lệ bồi thường.... Trong thời gian chờ những quy định mới được ban hành, việc ký mới hợp đồng bảo hiểm tôm nuôi cũng đang được tạm ngừng. Tình trạng "treo ao" diễn ra là do nhiều nông dân vừa chờ tiền đền bù vụ nuôi cũ, vừa chờ quy định mới để ký hợp đồng bảo hiểm mới.

Tiếp xúc với PV Báo CAND, hầu hết người nuôi tôm chân chính vẫn trông chờ chính quyền, ngành chức năng khẩn trương “trám” những kẻ hở mà một số người đã lợi dụng, để bà con được sớm ký hợp đồng bảo hiểm, tự tin vào vụ mới.

Báo CAND
Đăng ngày 14/05/2013
Thái Bình
Kinh tế

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 22:59 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 22:59 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:59 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 22:59 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 22:59 08/11/2024
Some text some message..