Canthaxanthin tăng màu sắc cá chim vây vàng

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của hàm lượng canthaxanthin bổ sung trong thức ăn đến tăng trưởng và màu da cá chim vây vàng ở giai đoạn thương phẩm (cỡ trung bình 550 g/con) nuôi trong lồng trên biển.

Cá chim vây vàng.
Cá chim vây vàng

Cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus) là đối tượng nuôi biển khá phổ biến ở khu vực Đông Nam Á do cá có giá trị kinh tế cao và khả năng thích nghi với độ muối rộng. Ở Việt Nam, cá chim vây vàng được nuôi trong lồng trên biển ở nhiều tỉnh ven biển trên cả nước. Đối với cá chim vây vàng, màu vàng trên thân và vây cá là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến thị hiếu của người tiêu dùng, các nhà phân phối và xuất khẩu. 

Trong tự nhiên, cá có màu vây vàng và thân ánh vàng. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp, màu sắc của cá không đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Vì vậy nghiên cứu bổ sung sắc tố an toàn bổ sung vào thức ăn công nghiệp cá chim vây vàng là cần thiết, giúp người nuôi và doanh nghiệp dễ dàng tiêu thụ sản phẩm.

Astaxanthin là nguyên liệu bổ sung sắc tố thông dụng trong thủy sản, đây là một loại carotenoid tạo sắc tố hiện diện ở một số loài thủy sản làm cho cơ, da và trứng thủy sản có màu vàng, cam hay đỏ. Bổ sung astaxanthin vào thức ăn giúp cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, miễn dịch, sinh sản và giảm stress của một số đối tượng thủy sản. Tuy nhiên, khi hàm lượng astaxanthin trong cơ thể quá cao thì cá sẽ tự thải ra môi trường, cá chỉ cho màu sắc đẹp nhất khi bổ sung hàm lượng tối ưu astaxanthin vào khẩu phần thức ăn. Bên cạnh đó, giá thành của astaxanthin hơi cao, do đó sử dụng canthaxanthin góp phần giảm chi phí nuôi cá ở quy mô nuôi công nghiệp là cần thiết.

Canthaxanthin là sắc tố thuộc nhóm Carotenoid, được tổng hợp từ 2 nguồn là sinh tổng hợp và hóa tổng hợp, lần đầu tiên được phân lập từ một loài nấm ăn được Cantharellus cinnabarinus (Haxo, 1950). Canthaxanthin cũng được sản xuất như carotenoid thứ cấp từ một số loài tảo xanh ở pha cuối của giai đoạn tăng trưởng. Nó cũng đã được tìm thấy trong vi khuẩn, một số loài giáp xác và các loài cá khác nhau bao gồm cá đối vàng Mugil auratus và cá tráp Diplodus annularis. Bổ sung Canthaxanthin vào thức ăn nuôi cá hồi, tôm tạo nên màu sắc đỏ hồng cơ thịt và màu sắc sặc sỡ của cá cảnh. Làm tăng chất lượng trứng và tỷ lệ sống của cá bột của cá hồi vân, cá tráp đỏ và cá cam. 

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của hàm lượng canthaxanthin bổ sung trong thức ăn đến tăng trưởng và màu da cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus) ở giai đoạn thương phẩm (cỡ trung bình 550 g/con) nuôi trong lồng trên biển. 

Thức ăn công nghiệp có hàm lượng dinh dưỡng như nhau (45% protein, 15% lipid) được bổ sung canthaxanthin ở các mức 0 mg/kg (đối chứng), 40 mg/kg, 80 mg/kg và 120 mg/kg. Màu vàng trên thân và vây cá được đánh giá bằng phương pháp so màu sử dụng quạt so màu Yolk Color Fan.

Kết quả


Sau 30 ngày nuôi, tốc độ tăng trưởng, hệ số chuyển hóa thức ăn và tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức không có sự sai khác biệt (P >0,05). Tuy nhiên màu vàng trên thân và vây cá tại các nghiệm thức có sự khác biệt rõ rệt. Cá sử dụng thức ăn bổ sung canthaxanthin với hàm lượng 120 mg/kg có màu sắc rõ nét nhất  và điểm số màu vàng cao hơn cá ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức bổ sung 40 mg/kg. Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung canthaxanthin 120 mg/kg có tác dụng tăng màu vàng ở thân và vây cá chim vây vàng sau thời gian nuôi 1 tháng.

Màu sắc của sản phẩm đóng vai trò quan trọng, làm tăng giá trị thương mại và giá trị thẩm mỹ của sản phẩm thủy sản. Do đó, sử dụng canthaxanthin bổ sung vào khẩu phần ăn của cá chim vây vàng cần thiết, với liều lượng 120 mg/kg.


Đăng ngày 25/02/2020
NH Tổng Hợp
Kinh tế

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 04:44 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 04:44 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 04:44 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 04:44 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 04:44 27/04/2024