Canxi trong tôm đồng nhiều hơn tôm biển

Tôm là thực phẩm quen thuộc, thơm ngon, giàu giá trị dinh dưỡng. Vì vậy đây là món ăn được ưa chuộng ở mâm cơm các gia đình. Lượng khoáng chất có trong tôm rất phong phú, đặc biệt là hàm lượng canxi.

Tôm
Món ăn từ tôm đươc nhiều gia đình ưa chuộng. Ảnh: kienthuc.epicdn.me

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội), khẳng định: “Chúng ta thường nhầm vỏ ngoài chính là canxi nhưng điều này không chính xác. Nhiều người ăn cố vỏ để có canxi nhưng việc làm này vô nghĩa. Vỏ là màng phía ngoài, chỉ có tác dụng bảo vệ con tôm”.

Với nhiều thắc mắc của người tiêu dùng, tôm biển hay tôm đồng nhiều dinh dưỡng hơn, PGS.TS Thịnh phân tích, về mặt dinh dưỡng, tôm đồng và tôm biển gần giống nhau. Cả tôm đồng và tôm biển đều có phần thịt và vỏ nhưng thịt tôm đồng thường ít hơn.

Theo bảng thành phần dinh dưỡng Việt Nam (Viện dinh dưỡng Quốc Gia), trong 100g tôm đồng có 76.9 g nước, 90 Kcal, 18.4g protein, 1,8g lipid, 1120mg canxi, 2.20 mg sắt, 42mg magie, 150mg photpho, 316mg kali, 0.02 vitamin B1, 0.03 vitamin B2 và một số vitamin và khoáng chất khác.

Vitamin từ tômTôm cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất. Ảnh: vinmec-prod.s3.amazonaws.com

Còn trong thịt của 100g tôm biển có 79.2g nước, 82 Kcal, 17.9g protein, 0.9g lipid, 79mg canxi, 1.60mg sắt, 37mg magie, 184mg photpho, 185 kali, 0.04mg vitamin B1, 0.08mg vitamin B2 và một số vitamin và khoáng chất khác.

Như vậy, protein, vitamin và chất khoáng trong tôm đồng và tôm biển là tương đương nhau. Riêng canxi, trong tôm đồng có nhiều hơn tôm biển.

PGS.TS khẳng định thêm tôm đồng “lành tính” hơn tôm biển. Nguyên nhân là do môi trường sinh sống của tôm đồng là nước ngọt, ít có những sinh vật có độc. Trong khi tôm biển sống ở ngoài đại dương có rất nhiều loại tảo độc, phù du có độc. Sinh vật biển nói chung, tôm nói riêng ăn những thứ đó. Chúng không chết nhưng khi con người ăn những con tôm biển đó có thể bị ngộ độc hoặc dị ứng.

Các loại động vật giáp xác không chỉ chứa vitamin, chất đạm tốt cho cơ thể mà có cả những axit amin lạ cơ thể con người chưa thích ứng được. Do vậy, ở một số người nhạy cảm, ăn tôm, cua có thể bị dị ứng do phản ứng của cơ thể với axit amin lạ.

Dù tôm đồng và tôm biển đều tốt cho cơ thể nhưng cũng nên ăn vừa phải và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.

Báo Khoa học và Đời sống
Đăng ngày 17/10/2022
Khánh Thủy
Tổng hợp

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 10:49 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:07 26/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 10:17 24/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 10:23 19/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 17:10 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 17:10 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 17:10 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:10 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 17:10 26/12/2024
Some text some message..