Cấp bách bảo tồn biển ở Lý Sơn

Ngoài khai thác rong mơ, tình trạng đánh bắt thủy sản bằng thuốc nổ mang tính tận diệt, khai thác cát biển ồ ạt.

đổ rác
Dân Lý Sơn đổ rác xuống biển

Tỉnh Quảng Ngãi đang xây dựng Đề án thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn nhằm bảo vệ tài nguyên biển, đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái biển đảo. Tuy nhiên trên thực tế, để Lý Sơn trở thành Khu bảo tồn biển, rất cần sự chung tay của cả cộng đồng.

Gần hai năm nay, ngư dân Nguyễn Thành ở thôn Đông xã An Hải và bà con ngư dân ở huyện Lý Sơn vất vả mưu sinh do ngư trường bị thu hẹp và ngồn lợi thủy sản gần bờ đang dần cạn kiệt. Ông Thành cho biết, tình trạng khai thác rong mơ trứng chuồn ồ ạt đã làm mất đi nơi trú ngụ của tôm cá.

Rong mơ trứng chuồn hay còn gọi là rong mơ trứng sống bám vào rạn san hô, các tảng đá ngầm dưới biển quanh đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là nguồn thức ăn chính và cũng là nơi trú ngụ, sinh sản của các loài hải sản ven bờ. Khai thác rong mơ đã mang lại thu nhập đáng kể cho người dân đảo Lý Sơn.

Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng khai thác rong mơ cũng như hạn chế việc dùng tàu công suất lớn khai thác hải sản ven bờ, thế nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp, làm cạn kiệt nguồn thủy sản.

Ngoài khai thác rong mơ, tình trạng đánh bắt thủy sản bằng thuốc nổ mang tính tận diệt, khai thác cát biển ồ ạt..., khiến hệ sinh thái biển quanh đảo Lý Sơn ngày càng suy giảm, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Do vậy, bảo vệ tính đa dạng sinh học vùng biển đảo Lý Sơn cấp bách hơn bao giờ hết.

Ông Trần Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển huyện Lý Sơn cho biết, đề án Khu bảo tồn biển Lý Sơn được quy hoạch trên diện tích gần 8.000 ha, trong đó hơn 7.000 hecta diện tích mặt nước biển để bảo tồn, phục hồi và phát triển hệ sinh thái biển.

Khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nằm trong Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc thành lập khu bảo tồn biển Lý Sơn là nhiệm vụ cấp bách, gắn kết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái biển đảo theo hướng bền vững./.

VOV, 04/06/2015
Đăng ngày 05/06/2015
Vinh Thông/VOV miền Trung
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 15:43 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:43 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 15:43 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 15:43 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 15:43 20/12/2024
Some text some message..