Cấp bách xử lý hiện tượng tôm hùm chết

Các biện pháp khắc phục tạm thời tình trạng tôm hùm chết đã được đưa ra nhưng công việc cấp bách nhất lúc này vẫn là phòng trị bệnh sữa trên tôm hùm.

Cấp bách xử lý hiện tượng tôm hùm chết
Hình minh họa Nguồn Internet

Tôm hùm là loài thủy sản vốn có giá trị kinh tế rất cao nên khi tôm hùm nuôi bị chết cũng đồng nghĩa người nuôi trắng tay. Các biện pháp khắc phục tạm thời tình trạng tôm hùm chết đã được đưa ra nhưng công việc cấp bách nhất lúc này vẫn là phòng trị bệnh sữa trên tôm hùm.

Trong số 20.000 lồng nuôi tôm hùm đã có gần 17.000 lồng mắc bệnh sữa. Đây là con số quá lớn đối với vùng nuôi tôm hùm ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, nơi đứng đầu cả nước về nghề nuôi tôm hùm. Tỷ lệ tôm chết do bệnh sữa ở nhiều lồng dao động từ 10 - 30%, cá biệt có lồng tôm chết hơn một nửa.

Một con tôm hùm thương phẩm, bình thường bán ra được 1,6 triệu đồng, nay tôm chết do bệnh sữa, bán vớt vát được không quá 100.000 đồng. Hàng loạt gia đình nuôi tôm hùm, có trong tay tiền tỷ, sau đợt bệnh sữa trên tôm hùm giờ trắng tay.

Theo kết quả phân tích nhanh của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III trên 9 mẫu tôm hùm được lấy tại vùng nuôi thị xã Sông Cầu, cả 9 mẫu đều bị nhiễm khuẩn Rickettsia-like, đây là tác nhân gây bệnh sữa trên tôm hùm.

Thực ra, bệnh sữa trên tôm hùm không phải là mới đối với vùng nuôi tôm hùm các tỉnh Nam Trung Bộ. Thế nhưng, đây vẫn là nỗi ám ảnh dai dẳng đối với những người nuôi tôm hùm bởi có tìm nhiều cách cũng không ngăn chặn được mối nguy bệnh sữa bùng phát. Điều đáng nói, phác đồ điều trị bệnh sữa không phải ai cũng tuân thủ đúng.

Một chương trình tập huấn phòng trừ dịch bệnh trên tôm hùm đã được tổ chức ngay tại vùng nuôi. Các khuyến cáo tiếp tục đưa ra để người nuôi giảm bớt thiệt hại trong nuôi tôm hùm, trong đó có việc điều chỉnh mật độ nuôi cũng như xử lý môi trường nuôi.

Không thể trong ngày một, ngày hai, bệnh sữa trên tôm hùm sẽ được chặn đứng. Bởi thế, các cơ quan chuyên môn cũng lưu ý, để giảm bớt thiệt hại do bệnh sữa, người nuôi cần xuất bán tôm hùm thương phẩm khi đạt kích cỡ, tránh kéo dài thời gian nuôi sẽ càng dễ bị rủi ro dịch bệnh.

VTV
Đăng ngày 29/03/2017
Tấn Quýnh - Phạm Việt (Ban Thời sự)
Dịch bệnh

Ảnh hưởng của nấm đồng tiền đến năng suất nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, bệnh nấm đồng tiền từ lâu đã trở thành thách thức lớn đối với người nuôi. Loại bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm suy giảm sản lượng và gây tổn thất kinh tế nặng nề, đặt ra nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả sản xuất.

Nấm đồng tiền
• 10:17 11/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 10:16 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:29 05/02/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:33 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 11:33 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 11:33 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:33 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 11:33 17/02/2025
Some text some message..