Cấp bách xử lý “thẻ vàng” của EC

Ngày 15/12, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách khắc phụ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC) về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định.

Cấp bách xử lý “thẻ vàng” của EC
Ngư dân vươn khơi nhưng phải tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế. Ảnh minh họa.

Tàu cá vi phạm ngày càng tăng

Báo cáo tại hội nghị, ông Lưu Văn Huy, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) cho biết: Tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, các nước, vùng lãnh thổ có đòi hỏi chủ quyền tăng cường lực lượng để ngăn cản, uy hiếp, đập phá tịch thu tài sản, thậm chí đâm va, đâm chìm tàu cá của ta hoạt động ở ngư trường truyền thống thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Tại các vùng biển chồng lấn, tranh chấp chưa được phân định giữa Việt Nam và các nước, đặc biệt là với Indonesia trong thời gian gần đây phức tạp. Indonesia tổ chức truy bắt, bắt giữ tàu cá và ngư dân ta khai thác trên khu vực phía Bắc đường phân định thềm lục địa Việt Nam - Indonesia (về phía Việt Nam) để đòi yêu sách chủ quyền, gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến sinh kế của ngư dân, đe dọa đến an ninh chủ quyền quốc gia.

Bên cạnh đó, theo ông Huy, từ năm 2015 tình hình tàu cá và ngư dân bị nước ngoài bắt giữ có xu hướng tăng.

Trước diễn biến này, từ ngày 15 đến 19/5/2017, Ủy ban châu Âu (EC) đã làm việc với Việt Nam về hoạt động đánh bắt bất hợp pháp (IUU Fishing), đặc biệt là tàu cá nước ta vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. EC ra cảnh báo và yêu cầu Việt Nam phải triển khai ngay các biện pháp để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng này nếu không sẽ phải đối mặt với các biện pháp mạnh. Dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 732/CĐ-TTg chỉ đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương triển khai các biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, tuy nhiên tình trạng này vẫn chưa được khắc phục.

Ngày 23/10, EC đã chính thức áp dụng cảnh báo “thẻ vàng” đối với Việt Nam khi chưa đáp ứng các khuyến nghị về ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.

Phạt tù nặng việc khai thác bất hợp pháp

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Việt Nam có 6 tháng để khắc phục thiếu sót, nếu không cải thiện đánh giá, trong đó có 9 khuyến nghị của EU sẽ bị chuyển sang cảnh báo “thẻ đỏ”, đồng nghĩa với việc bị cấm xuất khẩu mặt hàng hải sản sang EU. Từ thực tế đó, ông Nam đưa ra các kiến nghị bộ, ngành trung ương, trong đó cần thực hiện nghiêm công điện 732 của Thủ tướng Chính phủ; đối thoại cấp cao giữa Bộ trưởng Bộ NN&PTNT với Cao ủy phụ trách IUU của EC cho riêng vấn đề thẻ vàng càng sớm càng tốt… Hiện nay VASEP đang phối hợp với các tổ chức quốc tế làm Sách trắng IUU, các cơ quan bộ, ngành cần có hỗ trợ để sớm phát hành vào cuối tháng 12/2017.

Bà Phan Thị Huệ, Vụ trưởng vụ pháp chế - thanh tra (Tổng cục Thủy sản) cho biết: Luật Thủy sản mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Cơ quan soạn thảo luật rất coi trọng việc kiến nghị của EC nên Luật Thủy sản có 9 chương thì trong đó 8 chương với 40 điều có nội dung liên quan đến thẻ vàng IUU. Luật dành hẳn một điều quy định hành vi, được coi là khai thác bất hợp pháp, không báo cáo không theo quy định. Bà Huệ cho biết, trong luật mới quy định nếu khai thác các vùng cấm và hải sản cấm… sẽ bị xem xét truy tố.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 17/12/2017
Nguyên Thành
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 07:13 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 07:13 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 07:13 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:13 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 07:13 24/12/2024
Some text some message..