Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
Việc cấp mã số cho cơ sở nuôi trồng thủy sản cũng giống như cấp "giấy khai sinh" cho các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực của các địa phương.

Trên thực tế, việc đăng ký vùng nuôi, đánh mã số ao nuôi đã được triển khai từ lâu. Nghị định số 26/2019/ND-CP ngày 8/3 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản đã nêu rất rõ vai trò của địa phương về công tác cấp mã số cơ sở nuôi tôm. Theo thống kê từ Tổng cục Thủy sản, riêng khu vực ĐBSCL có 494.635 cơ sở nuôi tôm nước lợ thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký và cấp giấy xác nhận. Tuy nhiên, 8 tỉnh ven biển ĐBSCL có nuôi tôm nước lợ mới cấp được 1.790 cơ sở. Đối với cá tra, việc cấp mã số vùng nuôi được thực hiện tốt hơn, đến nay có 1206/6.500 ao nuôi trong toàn vùng được cấp mã số cơ sở nuôi. Đến thời điểm hiện nay, các phương vẫn tiếp tục cấp số cho các vùng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt các tỉnh trọng điểm.  

Tỉnh Kiên Giang 

 Tỉnh ven biển, có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm nước lợ. Qua rà soát, toàn tỉnh hiện có hơn 42.900 cơ sở, hộ gia đình tham gia sản xuất các loại hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, tôm - lúa và tôm quảng canh cải tiến. Qua đó, công tác cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã được đẩy nhanh tiến độ. Theo thông tin từ Phòng Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thủy sản tỉnh Kiên Giang, lũy kế đến hết tháng 1/2023, toàn tỉnh đã cấp được gần 27.400 giấy xác nhận, đạt gần 79% so kế hoạch và chiếm hơn 10% mã số đã được cấp so với cả nước. 

Hiện tại, các địa phương đang tiếp tục hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục và hoàn chỉnh hồ sơ cấp mã số cơ sở nuôi tôm nước lợ gửi đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Ngành nông nghiệp đã ban hành nhiều công văn, kế hoạch đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trực tiếp hướng dẫn các xã, thị trấn trong công tác cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi tôm nước lợ trên địa bàn quản lý. Đồng thời, tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát và hướng dẫn thực hiện cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi tôm nước lợ tại các huyện, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 

Tỉnh Bạc Liêu  

Tỉnh đang xây dựng tỉnh trở trung tâm công nghiệp ngành tôm của cả nước nên việc đẩy mạnh cấp mã số vùng nuôi được xem là một trong những giải pháp nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng tôm của tỉnh nói riêng, tôm Việt Nam nói chung trên thị trường thế giới. Vì vậy, tỉnh cần quan tâm cũng như triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hữu hiệu hơn trong việc cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi, nhất là vùng nuôi tôm và cơ sở nuôi tôm… 

Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu cho biết, tỉnh đã cấp giấy xác nhận cho 836 cơ sở với tổng diện tích gần 1.266 ha, gồm 4.111 ao nuôi. Để công tác này thực hiện hiệu quả, Sở NNPTNT Bạc Liêu đang quyết liệt triển khai các giải pháp cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi như phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức hướng dẫn tập huấn cho cán bộ ở các xã, phường, thị trấn và người dân ở các vùng trồng lúa, nuôi tôm, cơ sở chế biến và xuất khẩu về các quy định và yêu cầu kỹ thuật của nước nhập khẩu.  

Nuôi cáCác phương vẫn tiếp tục cấp số cho các vùng nuôi trồng thủy sản

Quảng Ninh 

Là địa phương có nhiều thế mạnh về nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi thủy sản lồng bè của tỉnh Quảng Ninh, nhưng theo ghi nhận, tính đến tháng 8/2022, Chi cục Thủy sản tỉnh mới chỉ thực hiện cấp giấy xác nhận nuôi trồng thủy sản lồng bè cho 62 cơ sở trên địa bàn huyện Văn Đồn. 

Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Ninh cho biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tăng cường thẩm định, cấp các mã vùng nuôi, mã cho cơ sở chế biến an toàn. Đồng thời, xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, nuôi trồng làm nền tảng để sản phần thủy sản Quảng Ninh có thể tiếp cận các thị trường khó tính song mang lại giá trị cao. 

Thanh Hóa 

Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa hiện có 1.740 ha nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó, có 163 ha nuôi trồng thuỷ sản nước lợ với các đối tượng con nuôi có giá trị kinh tế cao, như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua. Diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung ở các xã như: Đa Lộc, Hòa Lộc, Xuân Lộc, Minh Lộc, Phú Lộc… Để nâng sức cạnh tranh cho các sản phẩm thuỷ sản, huyện Hậu Lộc đã hướng dẫn người dân tập trung áp dụng các tiêu chuẩn nuôi hiện đại và xây dựng nhãn hiệu sản phẩm. 

Đến nay, toàn huyện đã cấp được 57 mã vùng nuôi với tôm sú và tôm thẻ chân trắng, với tổng diện tích 93,1 ha tại các xã Hòa Lộc, Xuân Lộc và Đa Lộc. Ngoài ra, huyện đã rà soát quy hoạch vùng nuôi, xây dựng phương án sản xuất, quản lý các dự án nuôi thâm canh, nuôi công nghệ cao và xây dựng 1 chuỗi liên kết giá trị tại xã Hòa Lộc quy mô 13,7 ha nuôi trồng tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới. 

Như vậy, các doanh nghiệp, HTX, người nuôi tôm, trồng lúa cần thực hiện nghiêm việc đăng ký, cấp mã số theo quy định; nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm khâu trung gian để giảm giá thành sản xuất; áp dụng các hình thức nuôi có chứng nhận như VietGAP, GlobalGAP, ASC… để nâng cao giá trị sản phẩm cho con tôm, hạt lúa hya vùng nuôi thủy sản lòng bè. Hướng dẫn nông dân ở những vùng trồng lúa, nuôi tôm, vùng nuôi thủy sản lòng bè đã được cấp mã số thực hiện đúng quy định và đăng ký duy trì mã số vùng trồng, vùng nuôi. Tiến hành giám sát định kỳ theo quy định đối với những vùng trồng, nuôi đăng ký duy trì mã số… 

Đăng ngày 12/04/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 02:09 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:09 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 02:09 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 02:09 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 02:09 21/12/2024
Some text some message..