Carbon Dioxide ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng

Báo cáo từ nhóm nghiên cứu tại khoa thủy sản, Đại học Cần Thơ cho thấy rằng hàm lượng Carbon Dioxide cao sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng, tỉ lệ sống, giảm hoạt tính một số enzyme tiêu hóa và tăng hàm lượng glucose trong máu của tôm thẻ chân trắng.

Carbon Dioxide ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng
Hàm lượng Carbon Dioxide cao sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng với tác động của hiệu ứng nhà kính đã làm hàm lượng khí CO2 trong khí quyển ngày một tăng cao. Hàm lượng CO2 trong khí quyển cao sẽ bị khuếch vào trong nước biển, dẫn đến pH bề mặt nước biển giảm từ 0,3-0,5 năm 2100 và giảm xuống từ 0,8-1,4 năm 2300 (Caldeira and Wickett, 2005). Nuôi trồng thủy sản là một trong các ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là các loài cá tôm nuôi rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của môi trường.  Kaniewska et al. (2012) cho rằng hàm lượng CO2 gia tăng trong nước biển sẽ gây ra các tác động tiêu cực lâu dài đến tăng trưởng, sinh sản và tỉ lệ sống của một số loài thủy sản. Ngoài ra, hàm lượng CO2 tăng cao trong nước có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài thủy sản bằng cách thay đổi hoạt động của enzyme hoặc ức chế tổng hợp protein dẫn đến tăng trưởng chậm và giảm hoạt động trao đổi chất (Kurihara et al., 2004).

Áp suất CO2 trong nước lớn hơn áp suất CO2 trong máu sẽ kiềm hãm quá trình đào thải CO2 qua mang làm tăng hàm lượng CO2 trong máu và dẫn đến giảm pH máu (Brauner et al., 2004 Theo Wyk and Scarpa (1999) thì hàm lượng CO2 tối ưu cho tôm phát triển là dưới 5 mg/L; hàm lượng CO2 vượt quá 20 mg/L dẫn đến sự bài tiết CO2 ở mang tôm bị cản trở làm giảm pH máu, ảnh hưởng bất lợi đến vận chuyển oxy trong máu, giảm oxy ở mô và gia tăng quá trình hô hấp; hàm lượng trên 60 mg/L có thể gây chết tôm. 

Nghề nuôi tôm biển nói chung và tôm chân trắng nói riêng hiện nay đang phát triển nhanh và là ngành kiên tế mũi nhọn của cả nước. Tuy nhiên, trong những năm qua, nghề nuôi tôm biển gặp rất nhiều trở ngại về bệnh tật và ô nhiễm môi trường. Năm 2011, tổng diện tích nuôi tôm bị bệnh và thiệt hại ở ĐBSCL lên đến 80.000 ha, và thiệt hại trên 13 tỷ con giống (Bộ NNPTNT, 2011). Có nhiều nguyên nhân được xác định, trong đó đặc biệt là tôm giống chất lượng kém, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính dẫn đến phát thải CO2 cũng là một trong những nguyên nhân gây ra khó khăn, dịch bệnh, thiệt hại trong quá trình nuôi. Do đó, nghiên cứu được tiến hành để tìm giải pháp hạn chế rủi ro trên là vấn đề rất cần thiết và cấp bách.

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được thiết kế dựa theo kịch bản của sự acid hóa đại dương, hàm lượng CO2 khuếch tán vào trong nước biển làm giảm pH của nước, dự đoán đến năm 2100 pH nước biển giảm tương đương pH=7,6 và giảm xuống pH=7,2 đến 6,8 vào năm 2300.

Nghiên cứu gồm 4 nghiệm thức hàm lượng CO2 là 2,32; 7,81; 19,02 và 45,6 mg/L tương ứng với các mức pH là 8,1; 7,6; 7,2 và 6,8; và được lặp lại 3 lần. Tôm có kích cỡ ban đầu là 0,019 g/con và 1,20 cm/con được ương trong bể 200 L, mật độ 100 con/bể và độ mặn 15‰.

Tôm được cho ăn thức ăn viên công nghiệp hiệu Grobest với khẩu phần 10-15% khối lượng thân/ngày; cho tôm ăn 4 lần/ngày.   Sau 45 ngày thí nghiệm, tôm được phân tích các enzyme tiêu hóa (trypsin, chymotrypsin và amylase) và glucose trong máu.

Kết quả

Sau 45 ngày, tỉ lệ sống ở nghiệm thức đối chứng cao nhất là 70,0%, và thấp nhất ở nghiệm thức CO2 là 45,6 mg/L (28,3%). Tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng giảm khi sống trong môi trường nước có hàm lượng CO2 cao (pH thấp).

Tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng giảm khi sống trong môi trường nước có hàm lượng CO2 cao.

Hàm lượng CO2 càng cao dẫn đến tăng trưởng tôm càng chậm so với nước có hàm lượng CO2 thấp. Tăng trưởng của tôm thấp nhất ở nghiệm thức CO2 là 45,6 mg/L lần lượt là 1,09 g/con và 4,69 cm/con. 

Hàm lượng CO2 càng cao dẫn đến tăng trưởng tôm càng chậm so với nước có hàm lượng CO2 thấp

Hàm lượng glucose trong máu tôm tăng khi tôm sống ở môi trường nước có hàm lượng CO2 cao. Hàm lượng glucose cao nhất là 37,5±1,91 mg/100 mL ở nghiệm thức 45,6 mgCO2/L (pH=6,8).

Hàm lượng glucose trong máu tôm tăng khi tôm sống ở môi trường nước có hàm lượng CO2 cao

Hoạt tính enzyme tiêu hóa thấp nhất ở nghiệm thức CO2 là 45,6 mg/L. Hoạt tính enzyme tiêu hóa (trypsin, chymotrypsin, amylase ở ruột và amylase ở dạ dày) càng giảm khi hàm lượng CO2 trong nước càng cao. 

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy cá sống trong môi trường có CO2 sẻ thường xuyên bị stress, enzyme tiếu hóa giảm, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỉ lệ sống. Do đó, nên duy trì hàm lượng CO2 ở mức phù hợp nhỏ hơn 7,8 mg/L đảm bảo cho việc ương tôm thẻ chân trắng.

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 

Đăng ngày 08/10/2019
NHƯ HUỲNH Tổng Hợp
Kỹ thuật

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:49 04/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 10:06 02/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:00 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 09:31 30/09/2024

Giải pháp cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao đã và đang trở thành hướng đi tất yếu của ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình nuôi tôm công nghệ cao chính là cơ sở hạ tầng.

Ao nuôi tôm
• 07:54 09/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 07:54 09/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 07:54 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 07:54 09/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 07:54 09/10/2024
Some text some message..