Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
Cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá. Trong sản xuất giống hiện nay, sử dụng  thức ăn tươi sống để ương cá đang gặp phải những khó khăn như thức ăn tươi sống có thể mang mầm bệnh và đặc biệt là thiếu sự chủ động. Chính vì lý do này, nhiều nghiên cứu về thức ăn ban đầu đã được thực hiện nhằm xác định thời điểm có thể sử dụng  thức ăn chế biến và loại thức ăn chế biến thích hợp.

Một nghiên cứu mới đây trên cá thát lát còm đã cung cấp thông tin về nguồn thức ăn ban đầu được cung cấp phù hợp với đặc tính phát triển của loài.

Mẫu cá được thu vào ở các ngày tuổi 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 15, 20, 25 và 30. Căn cứ vào chiều dài ruột tương đối và chỉ số ưu thế thì cá thát lát còm là loài ăn động vật. 

Cá thát lát còm tiêu hóa hết khối noãn hoàng vào ngày tuổi thứ 6, nhưng chúng bắt đầu ăn thức ăn ngoài vào ngày tuổi thứ 5. Sau khi nở 2 ngày, ống tiêu hóa của cá bột chỉ là một ống thẳng hẹp và chưa phân hóa. Ngày thứ 3 sau khi nở, ống tiêu hóa bắt đầu phân hóa thành khoang miệng, thực  quản và ruột. Lỗ hậu môn vẫn chưa mở. Cá bột bắt lấy thức ăn ngoài vào ngày tuổi thứ 5, lúc này ống tiêu hóa của cá đã được phân chia thành 4 phần: khoang miệng, thực quản, phần dạ dày và ruột (Hình 1).

Hình 1
Hình cắt dọc cá bột 6 ngày tuổi (HE; x 4)

- M: khoang miệng

- T: thực quản

- D: Khoang dạ dày

- R: Ruột

Hình 2
Lát cắt dọc thực quản cá 6 ngày tuổi với các chồi vị giác (HE; x10)

- M: khoang miệng

- T: thực quản

- C.vg: chồi vị giác

Hình 3
Lát cắt dọc dạ dày cá 9 ngày tuổi cho thấy sự phân chia giữa thực quản (T) và dạ dày (D) (HE; x 10

Hình 4
Lát cắt dọc dạ dày cá 8 ngày tuổi cho thấy các tuyến dạ dày (Tdd) phân bố ở phần dạ dày tuyến (HE; x 10)

Hình 5
Lát cắt dọc ruột cá 13 ngày tuổi cho thấy lớp biểu mô ruột gấp nếp và phân nhánh vào trong xoang ruột (HE; x 10)

Hình 6
Lát cắt dọc ruột cá 5 ngày tuổi với các không bào lipid ở ruột sau (HE; x 20)

Sự phát triển ống tiêu hóa của cá thát lát còm là sự biến đổi từ một ống thẳng chưa phân hóa thành một hệ tiêu hóa phức tạp và phân đoạn kể từ ngày thứ 5 khi cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Vào thời điểm này, từng phần của ống tiêu hóa đã được phân hóa (trừ dạ dày) và thể hiện chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Tuy nhiên, đến ngày thứ 8 sau khi nở, dạ dày của cá thát lát còm mới phát triển hoàn chỉnh chức năng cùng với sự xuất hiện các tuyến dạ dày.

Thời điểm cá bắt đầu lấy thức ăn ngoài (5 ngày sau khi nở), cỡ miệng của cá là 1,20 ± 0,46 mm, lúc này ống tiêu hóa của cá được phân chia thành 4 phần gồm khoang miệng, thực quản, phần dạ dày và ruột. Ống tiêu hóa của cá thát lát còm phát triển hoàn chỉnh vào ngày tuổi thứ 8 với sự xuất hiện của các tuyến dạ dày. Sự thay đổi loại thức ăn ban đầu của cá thát lát còm có liên quan nhiều đến cỡ miệng hơn là quá trình phát triển ống tiêu hóa, sự  chuyển đổi thức ăn chế biến cho cá thát lát còm phải thực hiện sau ngày tuổi thứ 8.

Kết quả phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của cá thát lát còm từ lúc bắt đầu lấy  thức ăn ngoài (5 ngày tuổi) cho đến ngày tuổi 30 cho thấy có 8 nhóm thức ăn hiện diện đó là nhóm động vật nguyên sinh (Protozoa), luân trùng (Rotifera), giáp xác râu ngành (Cladocera), giáp xác chân chèo (Copepoda), giáp xác có vỏ (Ostracoda), giun tròn (Nematoda), côn trùng nước (Insecta) và ấu trùng côn trùng. Bốn nhóm thức ăn là giáp xác chân chèo (Copepoda, điểm quy đổi là 17), giáp xác có vỏ (Ostracoda, điểm 125) côn trùng nước (điểm 156) và ấu trùng côn trùng (Chironomus, điểm 375) là các nhóm thức ăn chủ yếu được cá sử dụng với chỉ số ưu thế cao. Giáp xác chân chèo là nhóm thức ăn ưu thế trong suốt 30 ngày đầu tiên, trong khi nhóm mồi có kích thước lớn (giáp xác có vỏ và ấu trùng côn trùng) là những nhóm thức ăn ưu thế từ sau ngày tuổi thứ 20.

Kết quả từ nghiên cứu góp phần cơ sở xây dựng công thức thức ăn cũng như xác định thời điểm chuyển đổi sang thức ăn chế biến phù hợp trên cá thát lát còm.

Đăng ngày 23/09/2023
Minh Minh @minh-minh
Khoa học

Artemia franciscana có thể được dùng để sản xuất axit béo thiết yếu?

Artemia, đặc biệt là giai đoạn đầu vòng đời của chúng (nauplii), được cho là con mồi sống được sử dụng phổ biến nhất trong nuôi ấu trùng hải sản do tiết kiệm chi phí, dễ xử lý và có nhiều giá trị.

Artemia franciscana
• 17:19 07/12/2023

Dầu đinh hương chống lại nhiễm trùng ở cá rô phi

Một nghiên cứu gần đây chỉ rõ vai trò hữu ích của dầu đinh hương được sử dụng như chất kích thích miễn dịch cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Dầu đinh hương
• 17:16 06/12/2023

Tác dụng của các probiotic chức năng trong phòng trị bệnh đốm trắng

Vì tôm thiếu hệ thống miễn dịch đáp ứng nên loài này buộc phải dựa hoàn toàn vào hệ thống miễn dịch bẩm sinh để bảo vệ chúng, bao gồm phản ứng tế bào và thể dịch nhằm tích cực tìm kiếm và tiêu diệt bất kỳ chất lạ nào có thể đe dọa vật chủ.

Probiotic
• 11:37 04/12/2023

PHMB chống lại bệnh trong suốt trên tôm giống

Kể từ tháng 10 năm 2019, dịch bệnh hậu ấu trùng Penaeus có tỷ lệ chết cao trên tôm thẻ chân trắng đã bắt đầu xuất hiện ở một số trại giống tại địa phương ở Tỉnh Quảng Đông và tỉnh Phúc Kiến ở Trung Quốc, chủ yếu ảnh hưởng hậu ấu trùng 6–12 ngày tuổi (PL6 ~ 12), có báo cáo trên hậu ấu trùng giai đoạn PL4-PL7 của tôm thẻ chân trắng.

Tôm giống
• 09:00 29/11/2023

Artemia franciscana có thể được dùng để sản xuất axit béo thiết yếu?

Artemia, đặc biệt là giai đoạn đầu vòng đời của chúng (nauplii), được cho là con mồi sống được sử dụng phổ biến nhất trong nuôi ấu trùng hải sản do tiết kiệm chi phí, dễ xử lý và có nhiều giá trị.

Artemia franciscana
• 03:56 08/12/2023

Giải pháp nâng cao tỷ lệ thành công trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân, góp phần thay đổi diện mạo những vùng quê nông thôn ven biển Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, bà con nuôi tôm đang đối diện nhiều thách thức.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:56 08/12/2023

Các bệnh trên cá chình bông

Cá chình bông là một loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giống như các loài cá khác, cá chình bông cũng có thể mắc một số bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất nuôi trồng. Bài viết sau đây sẽ cập nhật cho bà con một số loại bệnh dễ mắc nhất trên loài cá này.

Cá chình bông
• 03:56 08/12/2023

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho tôm bố mẹ

Trong quá trình nhân giống, tôm bố mẹ cần được chăm sóc và quản lý chế độ dinh dưỡng một cách chặt chẽ. Hôm nay Tép Bạc sẽ nói rõ hơn về các chất dinh dưỡng và một số loại thức ăn mà tôm bố mẹ nên sử dụng qua bài viết dưới đây nhé!.

Tôm sú
• 03:56 08/12/2023

Cây thủy sinh trong ao hồ có tác dụng như thế nào?

Trong ao hồ, người ta thường chọn những loại cây thủy sinh để trồng vào đó. Vậy, cây thủy sinh có tác dụng như thế nào đối với ao hồ. Hãy cùng tìm hiểu trong phạm vi bài viết dưới đây nhé!

Cây thủy sinh
• 03:56 08/12/2023