Chăn nuôi loài thông minh nhất đại dương là sai hay đúng?

Trang trại nuôi bạch tuộc thương mại đầu tiên trên thế giới sắp đi vào hoạt động, gây lo ngại cho các nhà khoa học và chuyên gia bảo tồn.

bạch tuộc
Nhiều người thường ví con bạch tuộc như có 9 não trên cơ thể.

Chơi đùa với bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương là một phần công việc của Stacey Tonkin. Khi cô nhấc nắp bể chứa con bạch tuộc có tên DJ (viết tắt của Davy Jones), con vật thường lao vọt ra khỏi hang và bám cánh tay lên lớp kính nếu tâm trạng tốt. Bạch tuộc sống tới khoảng 4 tuổi. Bởi vậy, với một năm tuổi, DJ lớn tương đương trẻ vị thành niên.

Stacey là một trong 5 quản lý ở Thủy cung Bristol và DJ phản ứng khác nhau với mỗi người trong số họ. Con vật sẽ vui vẻ nằm yên và dùng xúc tu để giữ tay cô. Nhân viên chăm sóc cho bạch tuộc ăn trai và tôm cùng với một ít cá và cua. Đôi khi, họ đặt thức ăn trong đồ chơi dành cho chó để nhử xúc tu của nó, giúp nó thực hành kỹ năng săn mồi. Stacey cho biết màu sắc của con bạch tuộc thay đổi tùy theo tâm trạng. "Khi DJ có màu nâu cam, nó đang hoạt động hoặc nô đùa. Màu lốm đốm có nghĩa nó đang tò mò và thích thú", Stacey nói.

Mức độ nhận thức mà Stacey chứng kiến ở con bạch tuộc được ghi nhận trong luật pháp Anh thông qua chỉnh sửa trong Luật phúc lợi động vật có tri giác. Thay đổi này diễn ra sau khi một nhóm chuyên gia tiến hành hơn 300 thí nghiệm khoa học và kết luận bạch tuộc có tri giác. Họ tìm thấy nhiều bằng chứng khoa học thuyết phục chứng minh loài vật này có thể trải qua niềm hân hoan, phấn khởi và vui mừng cũng như đau đớn, căng thẳng và tổn thương. Nhóm tác giả nghiên cứu tin chắc chắn nuôi bạch tuộc là bất khả thi và chính phủ cần cân nhắc cấm nhập khẩu bạch tuộc chăn nuôi trong tương lai.

Tuy nhiên, bạch tuộc đang trở thành món ăn ngày càng phổ biến trên khắp thế giới. Tại Hàn Quốc, loài vật này đôi khi được ăn sống. Số lượng bạch tuộc trong tự nhiên đang giảm dần và giá cả ngày càng tăng. Ước tính số lượng bạch tuộc bị bắt mỗi năm là 350.000 tấn, cao gấp 10 lần năm 1950. Trong bối cảnh đó, cuộc đua khám phá bí quyết nhân giống bạch tuộc nuôi nhốt đã kéo dài hàng thập kỷ. Việc nhân giống gặp nhiều khó khăn bởi ấu trùng chỉ ăn thức ăn sống và cần môi trường kiểm soát cẩn thận.

Công ty đa quốc gia Nueva Pescanova (NP) của Tây Ban Nha dường như đã đánh bại các công ty khác ở Mexico, Nhật Bản và Australia, để chiến thắng cuộc đua. Họ thông báo sẽ bắt đầu tiếp thị bạch tuộc nuôi nhốt vào mùa hè năm sau và bán ra năm 2023. Dựa trên nghiên cứu của Viện Hải dương học Tây Ban Nha (Instituto Español de Oceanografía), NP đang xem xét tập tính sinh sản của bạch tuộc thường (Octopus vulgaris). Trang trại thương mại của NP sẽ nằm trong đất liền, gần cảng Las Palmas trên quần đảo Canary, theo PortSEurope. Trang trại sẽ sản xuất 3.000 tấn bạch tuộc mỗi năm, giúp giảm bớt số lượng bạch tuộc đánh bắt trong tự nhiên. NP từ chối tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về điều kiện nuôi nhốt bạch tuộc như kích thước bể, thức ăn và cách giết mổ.

Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng kế hoạch trên rất phi lý về mặt đạo đức và sinh thái. Tổ chức Compassion in World Farming (CIWF) đã gửi thư cho chính phủ một số nước, bao gồm Tây Ban Nha, để kêu gọi họ cấm chăn nuôi bạch tuộc. "Loài vật này rất kỳ thú. Chúng sống đơn độc và rất thông minh. Vì vậy, đặt chúng trong bể trống không có kích thích nhận thức là việc sai trái", Elena Lara, quản lý nghiên cứu của CIWF, nhấn mạnh.

bạch tuộc
"Rõ ràng bạch tuộc là một loài biết tính toán và sắp xếp mọi việc. Đây là cách tư duy mà nhiều loài động vật bậc cao sau này mới có được". Ảnh minh họa

Bạch tuộc có bộ não lớn phức tạp. Trí thông minh của chúng được chứng minh trong nhiều thí nghiệm khoa học. Các nhà nghiên cứu đã quan sát chúng dùng vỏ dừa, vỏ sò để lẩn trốn và tự vệ. Đồng thời, chúng có thể học giải quyết nhiệm vụ rất nhanh. Bạch tuộc cũng có khả năng chạy trốn khỏi bể thủy cung và lấy trộm mồi trong bẫy của ngư dân. Chúng không có bộ xương ngoài bảo vệ và có tính chiếm hữu lãnh thổ cao. Vì vậy, chúng rất dễ bị tổn thương trong môi trường nuôi nhốt. Nếu có nhiều hơn một con bạch tuộc trong bể, chúng có thể ăn thịt lẫn nhau.

Nếu trang trại bạch tuộc mở cửa ở Tây Ban Nha, cá thể nuôi nhốt sẽ không được bảo vệ bởi luật pháp châu Âu. Bạch tuộc và nhiều động vật thân mềm không xương sống khác được xem là loài có tri giác, nhưng luật pháp châu Âu về phúc lợi động vật nuôi trong trang trại chỉ áp dụng với động vật có xương sống.

NP cho rằng chăn nuôi hải sản là biện pháp giúp giảm áp lực đối với đánh bắt cá, đảm bảo nguồn tài nguyên bền vững, an toàn, lành mạnh, hỗ trợ ngư nghiệp. Nhưng Lara cho rằng hoạt động của NP thuần túy vì mục đích thương mại. Hoạt động chăn nuôi của công ty không thể khiến ngư dân ngừng đánh bắt bạch tuộc. Theo Lara, chăn nuôi bạch tuộc có thể làm tăng thêm áp lực đối với trữ lượng cá hoang dã. Bạch tuộc là động vật ăn thịt và cần khối lượng thức ăn gấp 2 - 3 lần trọng lượng cơ thể để sinh tồn. Hiện nay, khoảng 1/3 lượng cá đánh bắt trên thế giới được dùng làm thức ăn cho động vật khác. Vì vậy, bạch tuộc chăn nuôi có thể ăn thức ăn từ trữ lượng cá vốn đã quá tải.

Yahoo
Đăng ngày 23/12/2021
An Khang
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 00:38 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 00:38 29/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 00:38 29/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 00:38 29/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 00:38 29/01/2025
Some text some message..