Chàng trai trẻ nuôi cua biển trong hộp giữa lòng thủ đô

Mô hình ’độc lạ’ này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.

nuôi cua trong hộp
Anh Lê Đức Cảnh, quản lý trang trại đánh giá ưu điểm nổi bật của mô hình này là không cần nhiều lượng nước đầu vào nhờ nguyên lý tuần hoàn. Ảnh: Diệu Vy

Tạo môi trường như ngoài biển

Đưa chúng tôi đi xem cơ sở nuôi cua biển trong hộp nhựa tuần hoàn khép kín tại trang trại hữu cơ ME FARM (thôn 3, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội), anh Lê Đức Cảnh, chủ trang trại kể: “Ý tưởng độc đáo này xuất hiện sau khi tôi tận mắt chứng kiến mô hình tại nước ngoài với quy mô lớn, hiện đại, đem lại hiệu quả kinh tế cao, và đặc biệt thân thiện với môi trường”. Dành hơn 1 năm nghiên cứu cách làm và tiềm năng kinh tế của cua biển, anh nhận thấy, nhu cầu hải sản càng ngày càng lớn mà nguồn cung tự nhiên càng ngày càng cạn kiệt, nên nuôi hải sản là một xu thế rất tiềm năng. “Thời điểm này, khi dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, du lịch nước nhà đang mở cửa, khách du lịch quốc tế sang nhiều, bán hải sản rất sướng”, anh Cảnh chia sẻ.

Mô hình tuần hoàn khi nuôi cua được mô phỏng theo tự nhiên. Trong đó, đèn UV (xử lý tảo và vi khuẩn...) có tác dụng như mặt trời, hạt kaldnes (như san hô) cho vi sinh trú ngụ và xử lý chất thải của cua qua việc lọc, đánh sủi oxy như sóng đánh ngoài biển.

“Cách nuôi không quá phức tạp. Chỉ cần dùng các hộp nhựa, xếp thành giàn để tiết kiệm không gian nuôi, trong đó bộ phận chính là hệ thống ống nước và các thiết bị đo môi trường. Ưu điểm nổi bật của mô hình này là không cần nhiều lượng nước đầu vào nhờ nguyên lý tuần hoàn.

Chất cặn bẩn thải ra trong quá trình nuôi cua được lọc qua màng thô, sau đó đưa vào môi trường yếm khí để phân hủy. Chất thải còn lại sau đó đi qua màng lọc, được bổ sung thêm chất khoáng cần thiết và tiếp tục đưa lên hệ thống. Nguồn nước trong mô hình được tái sử dụng tới 99,5%”, anh Cảnh mô tả.

1 - 1,5 năm không phải thay nước

Áp dụng mô hình tuần hoàn, anh Cảnh nhận ra, việc kiểm soát chất lượng nguồn nước mặn là yếu tố quan trọng nhất. Để đảm bảo yếu tố này, phải thường xuyên kiểm tra các thông số trong mức cho phép về nhiệt độ (khoảng 28 độ C), nồng độ mặn (15‰) và độ pH (7,8 - 8,3).

Con giống cũng là yếu tố có tính chất quyết định thành công hay thất bại. Chính vì vậy, anh quyết định nhập cua giống từ cơ sở sản xuất tại Cà Mau để đảm bảo chất lượng cao (cua giống không quá to nhưng vẫn khoẻ, không bị bệnh). Cua giống có trọng lượng khoảng 150g/con, sau khi được nuôi trong hệ thống tuần hoàn, mỗi lần cua lột, trọng lượng sẽ tăng 50g - 100g. Sau 25 - 40 ngày nuôi, trọng lượng sẽ đạt hơn 200g/con. 

Tuy nhiên, thời gian đầu nhập cua giống, cơ sở của anh phải đau đầu đối mặt với tình trạng cua chết rất nhiều, có lúc 50% cua giống đồng loạt chết. Sau khi tìm hiểu mới vỡ lẽ nguyên nhân do thời tiết, môi trường ở Hà Nội và Cà Mau có sự khác biệt.

Để khắc phục, anh đã tìm hiểu thông số về môi trường sống của cua, đặc biệt là nước, từ đó điều chỉnh độ mặn, vi sinh vật, đảm bảo môi trường lý tưởng nhất cho cua phát triển. Đặc biệt, để khắc phục vấn đề miền Bắc có mùa đông lạnh, anh cho lắp máy sưởi để đảm bảo nhiệt độ chỉ ở khoảng 24 – 28 độ C, nhiệt độ tối ưu cho cua phát triển tốt.

Với kinh nghiệm của cơ sở nuôi cua biển trong hộp nhựa đầu tiên tại Hà Nội, anh Cảnh cho biết, chi phí đầu tư mô hình này khá tốn kém, chỉ riêng trong giai đoạn 1 đã tốn khoảng 1,5 tỷ đồng, nước biển mua trực tiếp tại Hạ Long với giá 500.000 đồng/m3. Cơ sở tại trang trại hữu cơ ME FARM đang sử dụng 30m3 nước biển, nếu vi sinh hoạt động tốt thì có thể duy trì được 1 - 1,5 năm không phải thay nước. 

cua thương phẩm
Mỗi tháng cơ sở sản xuất được khoảng 300kg cua thành phẩm, gồm cả cua cốm và cua lột. Ảnh minh họa

Tính đến nay, sau gần 5 tháng triển khai, mô hình nuôi cua nêu trên đã mang lại hiệu quả kinh tế tốt. Ngoài cua thương phẩm, anh Cảnh còn triển khai thêm dịch vụ câu cua giải trí, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của các gia đình dịp cuối tuần. Vé vào cửa 50.000 đồng, giá dịch vụ thuê cần và mồi câu 200.000 đồng/giờ. Du khách câu được bao nhiêu con sẽ được mang về bấy nhiêu; nếu không câu được con nào thì sẽ được tặng 2 con làm quà.

Mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa lần đầu tiên xuất hiện tại Hà Nội đã thu hút sự quan tâm lớn của du khách và những người chăn nuôi công nghệ cao 4.0.

Cùng bạn bè thăm quan, tìm hiểu mô hình này, anh Nguyễn Mạnh Quân (Hà Nội) hào hứng bày tỏ: “Mô hình chăn nuôi cua với hệ thống tuần hoàn có nhiều ưu thế và tiềm năng phát triển. Nuôi cua với hệ thống tuần hoàn rất sạch sẽ, không tốn diện tích, thức ăn cũng dễ kiếm, giá rẻ. Thịt cua biển ăn rất chắc và ngọt, thị trường đầu ra khu vực Hà Nội rất tiềm năng… Tôi dự kiến sẽ góp vốn cùng bạn bè làm 5.000 hộp nuôi cua biển hệ thống tuần hoàn như thế này”.

Phản hồi ý kiến cho rằng chất lượng thịt cua khi nuôi nhốt sẽ không ngon bằng cua biển sống tự nhiên, anh khẳng định: “Theo các đặc tính sinh học, cấu trúc thịt cua không phải là cấu trúc cơ, do đó, dù vận động nhiều hay ít thì độ săn chắc của thịt cũng không bị ảnh hưởng.

Chất lượng của thịt cua không phụ thuộc vào không gian vận động của chúng mà dựa vào thành phần dinh dưỡng trong thức ăn, chất lượng môi trường sống. Việc tăng mật độ nuôi trồng của phương pháp nuôi cua tuần hoàn không ảnh hưởng đến chất lượng thịt cua”.

Báo Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 19/05/2022
Diệu Vy
Nông thôn

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 09:03 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 09:03 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 09:03 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 09:03 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:03 29/03/2024