Chất kích thích miễn dịch cho tôm thẻ là gì?

Miễn dịch là khả năng đề kháng của cơ thể tôm nhằm chống lại các mầm bệnh và độc tố, bảo vệ tôm không bị mắc bệnh.

Tôm thẻ
Chất kích thích miễn dịch được bổ sung nhằm mục đích giữ cho hệ thống miễn dịch của tôm ở trạng thái phòng thủ.

Chất kích thích miễn dịch được bổ sung nhằm mục đích giữ cho hệ thống miễn dịch của tôm thẻ ở trạng thái phòng thủ, sẵn sàng chống lại tác nhân gây hại bất cứ lúc nào. Những chất này sẽ kích hoạt các phản ứng từ hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của tôm. Cải thiện chức năng của các tế bào thực bào, phát triển hàng rào vật lý. 

Vì tôm thẻ không có chức năng ghi nhớ, nên cách tốt nhất để tăng cường miễn dịch là và tạo môi trường nuôi lý tưởng (không có yếu tố gây stress). Để bù đắp sự khiếm khuyết về ghi nhớ miễn dịch, một số chất có tác dụng kích thích miễn dịch giúp cho cơ thể tôm sẵn sàng chống lại mầm bệnh. 

Tỏi 

Bên cạnh công dụng như một loại gia vị, tỏi còn được biết đến là một thảo dược đa năng, với khả năng phòng và chữa trị nhiều bệnh. Tỏi chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, trong đó quan trọng nhất là Allicin. Allicin là một chiết xuất sẽ tiết ra khi đập dập tỏi với phổ kháng khuẩn rộng, ức chế một số quá trình tổng hợp của vi khuẩn, từ đó kìm hãm hoạt động hay tiêu diệt luôn các vi khuẩn gây bệnh.  

Đặc biệt, khi bổ sung tỏi thì sẽ tăng cường các phản ứng miễn dịch của tôm, giúp tôm “lướt bệnh” một cách dễ dàng. Cụ thể, tỏi sẽ làm gia tăng nhanh chóng số lượng tế bào hạt, từ đó tăng cường hoạt động thực bào trong một khoảng thời gian dài hơn, bảo vệ tôm thẻ chống lại mầm bệnh. Ngoài ra, tỏi cũng làm gia tăng protein huyết tương, giúp tôm phòng vệ tốt hơn trong điều kiện ao nuôi.

TỏiTỏi còn được biết đến là một thảo dược đa năng, với khả năng phòng và chữa trị nhiều bệnh. Ảnh: hs.heilbronn.de

Nếu dùng tỏi tự chế biến thì tỏi phải được xay nhuyễn, trộn cho tôm ăn ngay với liều 3-5g tỏi/kg thức ăn, dùng vào cữ ăn cuối cùng trong ngày. Nếu dùng tỏi thành phẩm phải dùng các sản phẩm tinh dầu tỏi chiết xuất từ tỏi tươi sẽ hiệu quả hơn thay vì bột tỏi. 

Vitamin C, E 

Vitamin C là chất chống oxy hóa và điều hòa miễn dịch mạnh mẽ cho tôm nhưng khả năng tổng hợp vitamin C của tôm thì rất hạn chế. Vitamin C sẽ kích thích hoạt động diệt khuẩn trong huyết thanh, hoạt động thực bào, và hoạt động của lysozyme, miễn dịch cả với tôm bố mẹ và ấu trùng. Vitamin C ngăn chặn vi khuẩn bám vào tế bào biểu mô. Cho phép hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn bằng cách cung cấp chất chống lại và bảo vệ sự tổn thương oxy hóa các gốc tự do sinh ra trong hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, còn hấp thu sắt, giúp ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu. 

Vitamin E làm tăng tính miễn dịch bằng cách bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, do đó tăng sức đề kháng của cơ thể với các bệnh nhiễm khuẩn mạnh hơn, bảo vệ vitamin A và chất béo của màng tế bào khỏi bị oxy hóa, tham gia vào chuyển hóa tế bào. 

Probiotic (vi khuẩn có lợi) 

Đây là dạng những vi sinh vật sống có lợi, có tác dụng biến đổi hệ vi sinh vật trong đường ruột của vật nuôi. Với phương pháp sinh học, chúng sẽ tiết các chất dạng kháng sinh tự nhiên. Như lactoferrin với bản chất là một protein hoạt hóa, Lysozyme tăng cường hoạt động tự nhiên.  

Tôm cá sẽ xem các probiotics này là mầm bệnh và truyền tín hiệu đồng loạt để tất cả các thành phần của hệ miễn dịch ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Và khi mầm bệnh thật sự xâm nhập, hệ miễn dịch vốn đã được kích hoạt sẽ hoạt động một cách mạnh mẽ hơn.

ProbioticPrebiotic vs Probiotic

Prebiotic

Prebiotics được xem như nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn có lợi sinh trưởng và gia tăng mật độ, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa tôm, giúp làm giảm độ pH của ruột. Hoạt động điều hòa miễn dịch của prebiotic được thực hiện thông qua tương tác trực tiếp với hệ thống miễn dịch không đặc hiệu, hoặc bằng cách tăng cường sự phát triển của hệ vi sinh vật phối hợp . 

Beta-Glucan kích thích quá trình sản sinh các peptide kháng khuẩn giúp tôm thẻ tăng khả năng kháng khuẩn. Bên cạnh đó, Beta-Glucan cũng kích thích quá trình melanin hóa và gia tăng quá trình thực bào. Trong quá trình thực bào, những chất oxi hóa mạnh được sinh ra, có vai trò tiêu diệt vi khuẩn.  

Mannan Oligosaccharides (MOS)  tăng cường sản xuất chất nhầy, là lớp màng sinh học cải thiện tính toàn vẹn của biểu mô ruột, khiến vi khuẩn khó xâm nhập vào niêm mạc. Vi khuẩn gram âm có thể liên kết với vi hạt trong MOS và được đào thải ra khỏi ruột cùng với phân, tăng số lượng vi khuẩn gram dương có lợi. Có khả năng liên kết và bất hoạt độc tố nấm mốc. Từ đó điều chỉnh quần thể vi sinh vật đường ruột.  

Acid hữu cơ 

Acid hữu cơ là hợp chất hóa học có chứa nhóm cacboxyl, sản xuất thông qua các quá trình trao đổi chất của vi khuẩn ở những điều kiện khác nhau, hoặc có thể được hình thành trong ruột già của người và động vật nhờ cộng đồng vi sinh vật kỵ khí.  

Các acid hữu cơ này khi vào đường ruột sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển và ngăn chặn sự sống của các vi sinh vật có hại. Như một chất điều chỉnh môi trường đường ruột. Từ đó, gián tiếp kích thích hoạt động trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tôm thẻ, nhất là đối với các vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio.  

Nucleotide

NucleotideNucleotide

Cải thiện hệ miễn dịch được cho là một trong những chức năng sinh lý nổi bật của nucleotide. Tác động của nucleotide lên hệ miễn dịch bao gồm cải thiện khả năng thực bào của bạch cầu không hạt,  tăng sức đề kháng, cải thiện hiệu quả của việc sử dụng vacxin và khả năng điều hòa thẩm thấu, đẩy mạnh sản xuất protein miễn dịch, điều chỉnh các phản ứng miễn dịch bẩm sinh, tăng cường khả năng tự thải độc của các tế bào miễn dịch. Sự cải thiện hệ miễn dịch có hiệu quả rõ ràng khi tôm chống stress mạnh mẽ khi có dịch bệnh hoặc thay đổi khí hậu. 

Đăng ngày 29/03/2023
Hà Tử @ha-tu
Nguyên liệu

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 04:18 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:18 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 04:18 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 04:18 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 04:18 06/11/2024
Some text some message..