Giới thiệu
Cá nuôi dễ mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh hơn so với cá tự nhiên, do môi trường nuôi siêu thâm canh cùng với trong điều kiện nuôi mật độ cao làm cho các yếu tố môi trường không ổn định như trong môi trường tự nhiên. Để ngăn ngừa sự bùng phát dịch bệnh trên cá nuôi nhiều biện pháp được áp dụng bao gồm: các phương pháp phòng ngừa thông thường, sử dụng vaccines và các chất kích thích miễn dịch.
Ngày nay, việc sử dụng các chất kích thích miễn dịch bổ sung vào thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cũng như khả năng đáp ứng miễn dịch của cá ngày càng phổ biến. Thực tế cho thấy các chất kích thích miễn dịch rất hiệu quả trong việc phòng ngừa dịch bệnh trên cá nuôi.
Nhiều dòng vi khuẩn hay mycobacterium được sử dụng như các lợi khuẩn đóng vai trò như một chất kích thích miễn dịch trên cá bao gồm: Gordonia bronchialis (G. bronchialis), Rhodococcus coprophilus và Tsukamurella inchonensis. Nghiên cứu trên chuột cho thấy O. bronchialis (HK-G. bronchialis) hạn chế sự tấn công của ký sinh trùng gây bệnh khi cho cảm nhiễm và cho tỉ lệ sinh ở chuột tốt hơn. Từ những kết quả nghiên cứu trên chuột cũng như động vật có vú cho thấy HK-G. bronchialis có tác dụng như một chất kích thích miễn dịch.
Ảnh: Gordonia bronchialis. Nguồn: Internet
Đối với động vật thủy sản, nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của G. bronchialis lên tôm cá nuôi. Bổ sung G. bronchialis giúp tăng tỉ lệ sống, kích thích tăng trưởng của tôm, tăng cường màu sắc và giảm tỉ lệ biến dạng xương của cá chép (Cyprinus carpio). Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của HK-G. bronchialis lên các chỉ tiêu miễn dịch, tăng trưởng và cấu trúc đường ruột của cá hồi cầu vòng (O. mykiss).
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm bao gồm 3 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được trình bày trong Bảng. Cá hồi cầu vòng với trọng lượng ban đầu trung bình là 30g, cá được bố trí trong bể kích thước 1,8 x 0,22 x 0,35 m với mật độ 18 cá/bể.
Thí nghiệm được bố trí với hệ thống nước chảy, các chỉ tiêu chất lượng nước được theo dõi trong suốt quá trình thí nghiệm bao gồm: nhiệt độ (12 ± 1oC), độ cứng 275 mg/L, pH 7,8, DO > 8 ppm, NH3 < 0,01 mg/L, và NO2 < 0,1 mg/L. Cá được cho ăn theo chu kỳ 5 ngày cho ăn thức ăn thí nghiệm và 10 ngày cho ăn thức ăn đối chứng, chu kỳ được lặp lại trong suốt quá trình thí nghiệm.
Nghiệm thức |
Heat-killed Gordonia bronchialis (cell/kg thức ăn)/ g/kg thức ăn |
CT |
0 |
HK-O1 |
2,48 x 108/2,074 |
HK-O2 |
1,24 x 109/10,370 |
Kết quả nghiên cứu
Các chỉ tiêu tăng trưởng:
Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của cá ở nghiệm thức CT cao hơn so với nghiệm thức HK-O1 và HK-O2 (P<0.05); ngược lại, trọng lượng cuối (FW), chiều dài cuối (FL) và hệ số tăng trưởng nhiệt (TGC) của cá ở nghiệm thức HK-O1 và HK-O2 thấp hơn so với nghiệm thức CT (P<0.05).
Các chỉ tiêu miễn dịch của cá:
Các chỉ tiêu miễn dịch của các khác biệt không có ý nghĩa giữa 95 và 105 ngày thí nghiệm (P>0.05). Cá ở nghiệm thức cho ăn thức ăn bổ sung HK-G. bronchialis có hoạt động của huyết thanh cao hơn so với cá ăn thức ăn đối chứng ở cả 95 và 105 ngày thí nghiệm (P<0.05). Hàm lượng kháng thể trong huyết thanh và peroxidase khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở cả hai lần thu mẫu 95 ngày và 105 ngày (P>0.05). Ngược lại, Hoạt động của lysozyme của cá ở nghiệm thức HK-O1 và HK-O2 cao hơn so với nghiệm thức CT ở cả 95 và 105 ngày thí nghiệm (P<0.05).
Kết quả mô học: Cá ở nghiệm thức HK-O2 cho thấy độ dài đường ruột dài hơn so với các nghiệm thức còn lại ở 95 ngày và 105 ngày thí nghiệm. Sau 95 ngày thí nghiệm độ dày của thành ruột không khác biệt giữa các nghiệm thức; tuy nhiên, sau 105 ngày thí nghiệm độ dày ruột ở nghiệm thức bổ sung HK-G. bronchialis là cao hơn so với nghiệm thức đối chứng.
Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung HK-G. bronchialis vào thức ăn kích thích tăng trưởng, tăng cường khả năng đáp ứng miễn dịch và cấu trúc ruột cá hồi cầu vòng. Những nghiên cứu nên được tiến hành trên từng loài cụ thể để đánh giá chính xác tác động của chất kích thích miễn dịch này.