Được tạo ra từ các chuỗi amino acids, các peptide chủ yếu là các protein nhỏ, và chúng thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể.
Một số peptide có tính kháng khuẩn, đóng vai trò trong hệ thống miễn dịch của động vật, và mặc dù nó chỉ có lợi cho loài sản xuất ra chúng, các nhà nghiên cứu của Emory muốn biết có thể mang hệ thống chống cúm này sang người được hay không.
Joshy Jacob, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: "Những loài ếch khác nhau tạo ra các peptide khác nhau, tùy thuộc vào môi trường sống của chúng. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy peptide của ếch có hiệu lực với cúm H1.
Trong công trình nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu thu thập được 32 peptide khác nhau từ một loài ếch có tên là Hydrophylax bahuvistara, có nguồn gốc ở miền nam Ấn Độ.
Ếch là một loài dễ dàng để nghiên cứu vì peptide của chúng dễ dàng để thu thập và cô lập. Các nhà khoa học cho chúng sốc điện hoặc xát bột lên lưng ếch thì ếch sẽ tiết ra peptide để phòng thủ.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm các peptide chống lại các chủng cúm ở người, và trong số 32 loại được thu thập, bốn loại trong số chúng đã có hiệu quả. Nhưng trong số 4 loại đó chỉ có 1 loại an toàn với người.
Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã cho thấy ba trong số đó có độc với tế bào hồng cầu ở người, peptide còn lại gọi là "urumin", gây tử vong cho bệnh cúm nhưng vô hại đối với con người. Các nhà nghiên cứu nhận thấy urumin có hiệu quả chống lại hàng chục chủng cúm.
Mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa được rõ ràng nhưng có vẻ như của peptide liên quan đến việc liên kết với một protein gọi là hemagluttinin trên bề mặt của virut.
Các nhà nghiên cứu đang phát triển các phương pháp để giữ cho các chất peptide ổn định bên trong cơ thể, khi các enzym tự nhiên làm việc có thể phá vỡ chúng. Nhóm nghiên cứu cũng tiếp tục tìm kiếm các peptide của ếch có thể có hiệu quả chống lại các virut khác.