Chế biến phụ phẩm tôm để tăng giá trị thực hiện kinh tế tuần hoàn

Hàng năm, ngành tôm nước lợ thải ra khoảng 200.0000 tấn đầu vỏ tôm, gây vấn nạn môi trường và ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Giữa khó khăn lớn, Công ty CP Việt Nam Food (VNF) đã có hơn 10 năm thu gom tái chế phụ phẩm tôm và Giám đốc điều hành Phan Thanh Lộc chia sẻ kinh nghiệm cùng đề xuất.

Vỏ tôm
Phụ phẩm tôm mỗi năm thải ra 200.000 tấn, một nửa là vỏ tôm lột, một nửa là vỏ và đầu tôm thải khi chế biến

Vấn đề cấp thiết với ngành tôm Việt Nam

Ông Phan Thanh Lộc phân tích: Chưa kể đến các chất thải khác, riêng phụ phẩm tôm mỗi năm thải ra 200.000 tấn, một nửa là vỏ tôm lột, một nửa là vỏ và đầu tôm thải khi chế biến. Trong đó, xả bỏ 60-80% mà không xử lý, vừa phát thải khí nhà kính (đặc biệt CH4 & N2O) vừa lãng phí tài nguyên. Còn dưới 20% thu hồi bằng thủ công và chế biến thô sơ (sử dụng trực tiếp, xử lý hóa chất...) cũng gây ô nhiễm môi trường. Mới có một tỷ lệ nhỏ được dùng công nghệ cao (thủy phân, tinh luyện, sấy phun...) để chế biến.

Cùng với nhiều vấn đề khác xuyên suốt chuỗi cung ứng, ngành tôm Việt Nam dần mất đi khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, nhất là ở góc độ phát triển bền vững. Bởi lẽ, xu hướng tiêu dùng thế giới từ giá trị cơ bản (giá cạnh tranh, màu sắc, kích cỡ) đang yêu cầu tính tiện dụng (chế biến sẵn, nhiều ứng dụng) với đảm bảo sức khỏe (không dư lượng kháng sinh, hóa chất) và bền vững (giảm phát thải, thân thiện môi trường, tuần hoàn).

Ngành tôm Việt Nam, về giá trị cơ bản thì thức ăn phụ thuộc nhập khẩu nên chi phí nuôi cao. Đảm bảo sức khỏe chưa đạt vì nuôi thâm canh vượt quá sức tải môi trường, lạm dụng kháng sinh và phụ gia; tính bề vững không cao vì phụ/phế phẩm gây ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính.

Thị trường đã đặt ra độ cấp thiết của vấn đề xử lý phụ phẩm tôm, yêu cầu bắt buộc nhà xuất khẩu vào các thị trường cao cấp phải đảm bảo các yếu tố nuôi trồng tự nhiên và bền vững. Cộng đồng doanh nghiệp phải vào cuộc và quản lý nhà nước cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp tiên phong.

Kết quả của VNF

Ông Phan Thanh Lộc cho biết, lượng phụ phẩm tôm trung bình mà VNF xử lý hàng năm từ 35.000 – 50.000 tấn. Làm ra sản phẩm là nguyên liệu thực phẩm 2.000 tấn, Chitin/Chitosan từ 800-1.000 tấn, Peptides từ 10,000-12,000 tấn. Thành phẩm để sản xuất thực phẩm và thực phẩm chức năng thiết yếu; sản xuất thức ăn và phụ gia thức ăn chăn nuôi; sản xuất phân bón và sản phẩm bảo vệ cây trồng. Sản phẩm của VNF đã tiếp cận được khoảng 40 triệu người tiêu dùng mỗi năm.

Mô hình sản xuất không-chất-thải Mô hình sản xuất không-chất-thải theo định hướng công nghệ sinh học của VNF

Sản phẩm chính là nguyên liệu thực phẩm có giá trị dinh dưỡng sinh học: Dịch tôm tươi tự nhiên, giàu dinh dưỡng cho ngành công nghiệp thực phẩm. Hiện nay, VNF đang là doanh nghiệp tiên phong sản xuất nguyên liệu thực phẩm từ phụ phẩm tôm, một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong thị trường dịch thủy phân từ hải sản toàn cầu.

Sản phẩm SHRIMP PROTEIN HYDROLYSATE là Peptide từ tôm, với nhiều tính năng sức khỏe. Sản phẩm CHITOSAN là Polymer tự nhiên từ tôm, thân thiện sinh học, kháng khuẩn với tiềm năng ứng dụng không giới hạn. Sản phẩm ASTAXANTHIN là một loại carotenold sắc tố đỏ hồng, được xem là vua của các chất chống oxy hóa. Sản phẩm PROBIOTICS là các chuẩn vi khuẩn/men đa chức năng. Hiện nay, VNF cũng là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong thị trường Chitosan toàn cầu, tiên phong trong sản xuất đại trà Astaxanthin từ tôm.

Các sản phẩm trên được ứng dụng cho con người, thú cưng, thuỷ sản, gia súc và gia cầm, cây trồng, công nghiệp khác. 

Chiến lược của VNF áp dụng công nghệ sinh học theo định hướng sản xuất không chất thải để tận thu tối đa nguồn dinh dưỡng từ phụ phẩm tôm. Mục tiêu đặt ra: Tối đa hoá việc chiết xuất và tận thu dinh dưỡng; Sử dụng ít nguyên liệu hơn và giảm thiểu chất thải; Áp dụng 3R (reduce, reuse, recycle) đối với nước thải. Từ phụ phẩm tôm, VNF đã tạo nên danh mục sản phẩm độc đáo, đa dạng, với tính thương mại hóa cao. 

Kinh nghiệm của VNF

Ông Phan Thanh Lộc cũng chia sẻ: VNF được thành lập với sứ mệnh chuyển hóa giá trị từ “nguồn dinh dưỡng đang bị thải bỏ” bằng một chiến lược toàn diện và có hệ thống. Với tầm nhìn “Chất thải hôm nay là tài nguyên của ngày mai”, và chiến lược: Ứng dụng công nghệ sinh học theo định hướng không-chất-thải để tạo giá trị gia tăng bền vững. 

Thực hiện với trụ cột chính gồm 4 nội dung. Về nguyên liệu: Hợp đồng dài hạn với các nhà xuất khẩu tôm lớn, nâng cấp hệ thống thu gom và bảo quản theo tư duy đột phá “Sản phẩm đồng hành, không phải rác, phụ phẩm”. Về Nghiên cứu và phát triển: Áp dụng công nghệ sinh học tiên tiến, khả năng tùy chỉnh để phù hợp nhu cầu khách hàng. Về sản xuất định hướng không chất thải: Chiết xuất tối đa dinh dưỡng và giảm chất thải, liên tục cải tiến quy trình, theo tiêu chuẩn quốc tế (FSSC, ISO, HACCP, HALAL…). Về Kinh doanh và marketing: Am hiểu nội địa, kinh nghiệm quốc tế, tư vấn & cung cấp giải pháp toàn diện cho khách hàng.

Nền tảng thực hiện là đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn đa dạng. Chú trọng xây dựng đối tác dài hạn, hợp tác chiến lược với các nhà cung cấp, khách hàng, đối tác khác. Tranh thủ sự hỗ trợ từ Chính phủ và các NGOs.

Mô hình tiên phong về kinh tế tuần hoàn Mô hình tiên phong về kinh tế tuần hoàn áp dụng thực tiễn cho ngành tôm Việt Nam và có tác động lan tỏa đến nhiều ngành khác, với nguyên tắc “Tạo ra giá trị mới cho ngành tôm” và “Giá trị mới cho ngành khác”

 “Đây là mô hình tiên phong về kinh tế tuần hoàn áp dụng thực tiễn cho ngành tôm Việt Nam và có tác động lan tỏa đến nhiều ngành khác. Tạo ra giá trị mới cho ngành tôm và giá trị mới cho ngành khác, giúp giảm phát thải toàn ngành và giảm nguy cơ bị đánh thuế phát thải khi xuất khẩu”, ông Phan Thanh Lộc kết luận.

Có thể giảm 46% phát thải cho ngành tôm 

Thu hồi và tái sử dụng phụ phẩm sẽ giảm cường độ phát thải ngành tôm. Một tính toán cho rằng, có thể giảm phát thải đến 46%. Tính toán lượng carbon phát thải trên 1 kg tôm (kg of CO2 eq): Khi không xử lý phụ phẩm là 7,45; nếu xử lý phụ phẩm trong trường hợp tốt nhất thì chỉ còn 4,01. Cả ngành tôm là rất lớn.

Kinh nghiệm của VNF đã cho kết quả giải quyết được tính cấp thiết của vấn đề phụ phẩm tôm, đem lại giá trị rất lớn như các nước tiên tiến đã và đang làm. Tuy nhiên, để cộng đồng doanh nghiệp tham gia xử lý phụ phẩm tôm tạo nền tảng vững chắc cho ngành tôm, cần sự hỗ trợ để phát triển từ Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT, các tổ chức nghiên cứu. Từ đó mở ra niềm tin về một ngành tôm thoát khỏi nhỏ lẻ, thiếu đồng nhất hiện nay trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng giá trị, tạo sản phẩm Tôm Việt uy tín trên thị trường toàn cầu.

Đăng ngày 10/04/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:54 20/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:03 17/12/2024

Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
• 09:54 11/12/2024

Tôm giống còn nhiều tồn tại và giải pháp khắc phục

Ngày 31/10/2024, báo cáo của Cục Thủy sản cho biết, hoạt động sản xuất tôm giống còn nhiều tồn tại, cần các giải pháp khắc phục trong những tháng cuối năm 2024 và cả năm 2025 để đạt mục tiêu đủ tôm giống tăng trưởng nhanh, chống chịu với điều kiện môi trường và sạch bệnh/kháng bệnh.

Tôm giống
• 11:17 09/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 11:51 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 11:51 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 11:51 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:51 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 11:51 22/12/2024
Some text some message..