Chiến lược thúc đẩy sự thèm ăn của tôm thẻ chân trắng

Trong nuôi tôm, chi phí thức ăn chiếm ít nhất 50%, việc tăng hiệu quả sử dụng thức ăn là rất quan trọng để giảm chi phí và cải thiện lợi ích kinh tế. Bên cạnh đó, hiện tượng tôm bị giảm cảm giác thèm ăn trở thành một thách thức phổ biến với người nuôi, việc tôm không cảm thấy ngon miệng khi ăn, đặc biệt trong quá trình lột xác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của chúng, tác động tiêu cực đến năng suất và chất lượng vụ nuôi.

Tôm thẻ
Tăng sự thèm ăn cho tôm là bước quan trọng cho sự phát triển của tôm và hiệu suất vụ nuôi

Dấu hiệu tôm chán ăn 

Ít hoạt động: Dấu hiệu đầu tiên khi tôm chán ăn là giảm hoạt động trong ao, có xu hướng ít hoạt động, trở nên chậm chạp và thiếu nhiệt tình trong việc tìm thức ăn, bắt mồi. 

Sụt cân: Khi tôm chán ăn, trọng lượng của chúng có thể bị giảm đáng kể. Người nuôi có thể nhận thấy kích thước cơ thể của những con tôm không ăn đủ bị giảm thông qua việc đo trọng lượng cơ thể trung bình của chúng (ABW). 

Bỏ qua thức ăn: Khi cảm giác thèm ăn của tôm bị giảm, chúng trở nên không quan tâm đến thức ăn được cung cấp thậm chí có thể bỏ qua loại thức ăn mà chúng thường háo hức tiêu thụ, gây ra tình trạng dư thừa thức ăn. 

Ruột tôm rỗng: Một dấu hiệu khác khi tôm chán ăn là ruột của chúng có vẻ trống rỗng. Ruột rỗng xảy ra vì không có thức ăn nào đi vào cơ thể để tôm tiêu hóa. 

Nguyên nhân 

Chất lượng nước 

Chất lượng nước ao nuôi kém có thể làm giảm sự thèm ăn của tôm. Môi trường nước ao kém sẽ làm tôm sẽ cảm thấy không thoải mái, dẫn đến việc chúng từ chối thức ăn. 

Ngoài ra, chất lượng nước ao nuôi kém có thể gây căng thẳng và làm chậm quá trình trao đổi chất của tôm, khiến tôm dễ mắc bệnh. Do đó, cần thay nước thường xuyên và đảm bảo các thông số chất lượng nước luôn ở mức tối ưu. 

Tôm bị căng thẳng (stress) 

Tôm bị stress thường mất cảm giác thèm ăn. Nguyên nhân chính gây stress là do những thay đổi đột ngột và mạnh mẽ về điều kiện môi trường. Để đảm bảo điều này, người nuôi có thể quan sát các dấu hiệu khi tôm bị stress. Có thể phòng ngừa điều này bằng cách thường xuyên theo dõi các thông số chất lượng nước, tạo môi trường ổn định, lý tưởng cho tôm phát triển. 

Thời tiết khắc nghiệt 

Những thay đổi về thời tiết cũng có thể tác động đến sự thèm ăn của tôm. Những biến đổi đột ngột về thời tiết có thể làm thay đổi nhiệt độ ao, từ đó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể tôm, khiến tôm chán ăn.

tôm thẻTheo dõi, điều chỉnh và lựa chọn thức ăn phù hợp giúp tăng sự thèm ăn cho tôm

Tôm bị nhiễm bệnh 

Khi tôm mất cảm giác thèm ăn, người nuôi cần cảnh giác. Các triệu chứng ban đầu của bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra có thể thấy ở hành vi của tôm, chẳng hạn như bỏ ăn. Ví dụ về các bệnh do vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của tôm như Hội chứng chết sớm (EMS) và Bệnh phân trắng (WFD). 

Chất lượng thức ăn kém 

Các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, carbohydrate, chất béo, chất xơ và  giúp tôm phát triển tối ưu và đạt trọng lượng tối đa. Thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng này có thể làm gián đoạn quá trình trao đổi chất của cơ thể tôm, làm giảm cảm giác thèm ăn ở tôm. 

Ngoài ra, việc lựa chọn thức ăn phù hợp với độ tuổi của tôm cũng rất quan trọng. Ví dụ, tôm dưới 16 ngày tuổi được cho ăn thức ăn bột, trong khi tôm từ 16 - 45 ngày tuổi được cho ăn thức ăn dạng hạt và thức ăn dạng viên sẽ dành cho tôm trên 45 ngày tuổi. 

Cách tăng sự thèm ăn cho tôm 

Cho ăn theo nhu cầu 

Cách đầu tiên để tăng sự thèm ăn của tôm là cho ăn theo nhu cầu của chúng. Để phát triển tối ưu, tôm cần dinh dưỡng cân bằng, bao gồm protein, chất béo, chất xơ với lượng tối ưu. Bên cạnh đó, cần đảm bảo thức ăn cung cấp phù hợp với độ tuổi và giai đoạn lột xác của tôm. 

Nhá tômThăm nhá tôm thường xuyên. Ảnh: Tép Bạc

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm  

Tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để xác định tình trạng tôm nuôi. Các dấu hiệu sức khỏe tốt có thể thấy ở ngoại hình của tôm, chẳng hạn như bụng đầy, đuôi xòe, hoạt động tích cực, màu sắc cơ thể bình thường. Nếu tôm có biểu hiện bất thường như bơi trên mặt nước hoặc nằm dưới đáy ao trong thời gian dài thì có thể tôm không khỏe. 

Đảm bảo chất lượng nước 

Cách cuối cùng để tăng sự thèm ăn của tôm là đảm bảo môi trường sống của chúng luôn trong tình trạng tốt, bao gồm duy trì các thông số và điều kiện chất lượng nước xung quanh ao được ổn định và lý tưởng để phát triển, tránh hiện tượng tôm bị stress. 

Đăng ngày 15/10/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Chiến lược thúc đẩy sự thèm ăn của tôm thẻ chân trắng

Trong nuôi tôm, chi phí thức ăn chiếm ít nhất 50%, việc tăng hiệu quả sử dụng thức ăn là rất quan trọng để giảm chi phí và cải thiện lợi ích kinh tế. Bên cạnh đó, hiện tượng tôm bị giảm cảm giác thèm ăn trở thành một thách thức phổ biến với người nuôi, việc tôm không cảm thấy ngon miệng khi ăn, đặc biệt trong quá trình lột xác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của chúng, tác động tiêu cực đến năng suất và chất lượng vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 10:13 15/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 10:35 09/10/2024

Tại sao xây dựng mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú lại hiệu quả?

Tại Bến Tre, mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú trong ao đất đang dần trở thành hướng đi mới đầy tiềm năng. Mô hình này không chỉ giúp tận dụng tối đa diện tích ao nuôi mà còn giảm thiểu rủi ro từ môi trường và biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Tôm sú
• 09:34 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 10:16 08/10/2024

Các loài sinh vật sống ở thác nước: Đặc điểm và vai trò trong hệ sinh thái

Thác nước không chỉ là một kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là môi trường sống phong phú của nhiều loài sinh vật đặc biệt.

Cá hồi
• 13:14 15/10/2024

Sự cần thiết của cá mập đối với đại dương

Biển xanh sâu thẳm thống trị bởi loài cá mập hung tợn, mà mỗi khi nhắc đến ai cũng phải rùng mình. Mặc dù hung dữ là vậy, thế nhưng cá mập lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đại dương. Chúng là những kẻ săn mồi đỉnh cao, kiểm soát số lượng con mồi và giúp duy trì sự đa dạng sinh học.

Cá mập
• 13:14 15/10/2024

Giá tôm nguyên liệu xuất khẩu tăng dần ở các thị trường (Mỹ, TQ, EU)

Tình hình giá tôm và xuất khẩu tôm tăng ở một số thị trường như: Mỹ, Trung Quốc, EU,... là một tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản Việt Nam khi bước sang giai đoạn chạy nước rút quý IV.

Tôm thẻ
• 13:14 15/10/2024

Thời điểm mưa nhiều: Bệnh đỏ thân tấn công nhanh

Trong những tháng mưa nhiều, người nuôi tôm thường đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe của đàn tôm. Một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất trong giai đoạn này là bệnh đỏ thân.

Tôm thẻ
• 13:14 15/10/2024

Hiện tượng tôm bị vểnh mang, sưng mang

Hiện tượng tôm bị vểnh mang và sưng mang là một vấn đề phổ biến trong nuôi tôm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm nuôi. Mang tôm đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và trao đổi chất, do đó, khi tôm bị tổn thương ở mang, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm giảm tốc độ tăng trưởng và tăng nguy cơ nhiễm bệnh. 

Tôm bị vểnh mang
• 13:14 15/10/2024
Some text some message..