Chiết xuất diệp hạ châu đắng kích thích miễn dịch trên cá tra

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy việc bổ sung chất chiết xuất từ cây diệp hạ châu đắng vào thức ăn có tác động tích cực đến chỉ tiêu huyết học và tăng hoạt tính enzyme pepsin và chymotrypsin của cá tra.

Chiết xuất diệp hạ châu đắng kích thích miễn dịch trên cá tra
Diệp hạ châu đắng - thảo dược tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản

Khả năng ứng dụng của diệp hạ châu đắng

Diệp hạ châu có 3 loài cây gần giống nhau là diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum. et Thonn ), diệp hạ châu ngọt (Phyllanthus urinaria) và một loại diệp hạ châu nữa là Phyllanthus sp. Trong đó, diệp hạ châu đắng là loài có dược tính mạnh nhất và chứa nhiều hoạt chất quan trọng có ích trong việc điều trị bệnh cho người và cả động vật. Diệp hạ châu đắng phân bố ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới (Mazumder, et al., 2006). Ở Việt Nam, diệp hạ châu mọc rải rác khắp nơi, từ các tỉnh vùng đồng bằng, ven biển, các đảo lớn đến các tỉnh Trung du và miền núi, có độ cao dưới 800 m. Cây con mọc từ hạt thường xuất hiện vào khoảng cuối mùa xuân, sinh trưởng nhanh trong vòng 2 tháng cuối mùa hè, sau đó ra hoa và tàn, vòng đời của cây chỉ kéo dài 3 - 4 tháng.

Thảo dược cho cá, nuôi cá, phòng bệnh trên cá, diệp hạ châu, diệp hạ châu trên cá

Diệp hạ châu đắng Phyllanthus amarus Schum. et Thonn (wikimedia.org)

Hoạt chất hóa học của diệp hạ châu đắng: Trong diệp hạ châu đắng chứa nhiều chất như flavonoids, alkloids, tannins, polyphenolic, tetracyclic triterpenoids, saponin và lignins (phyllanthine và hypophyllanthine) (Saranraj and Sivasakthivelan, 2012; Sonia et al., 2014). Những thành phần này là yếu tố dẫn đến tính chất dược lý của cây: chống ung thư, chống rối loạn thần kinh, chống oxy hóa, giảm đau, kháng vi khuẩn – vi rut, chống viêm, bảo vệ gan, thận và tim mạch, làm thay đổi đặc tính huyết học… (Sonia et al., 2014).

Một số nghiên cứu ảnh hưởng của cây diệp hạ châu đắng lên động vật thủy sản

Diệp hạ châu đắng được đánh giá là loại dược liệu có khả năng chống lại quá trình oxy hóa mạnh nhất trong các loài dược liệu và có tổng hàm lượng phenolic cao nhất (Sen và Batra, 2013). Theo kết quả nghiên cứu của Sataporn et al. (1996) cho thấy diệp hạ châu đắng có khả năng làm giảm sự phát triển của một số loại virus (OMV, IHNV) gây bệnh trên cá, ức chế sự hấp thu virut của tế bào (100% đối với virut IHNV và IPN), từ đó ngăn chặn sự liên kết giữa virus với tế bào đồng thời ức chế khả năng gây độc tế bào.

Theo Lý Thị Thanh Loan và cộng sự, năm 2010, sử dụng chiết xuất từ cây diệp hạ châu với lượng 100 mg/kg trọng lượng tôm chống lại virus đốm trắng, sau thí nghiệm tôm sống sót với tỷ lệ lên tới 96,67%. Ngoài ra, khi bổ sung diệp hạ châu vào thức ăn của tôm càng xanh với liều lượng 5% khối lượng thức ăn (50 g/kg thức ăn) sẽ giúp tôm tăng trưởng tốt và giảm hệ số FCR và tỉ lệ sống đạt 93.33% (Muralisankar et al., 2016). Ngoài ra, chiết xuất diệp hạ châu có khả năng chống lại virus đốm trắng tren tôm sú. Kết quả sau 30 ngày cho tỉ lệ sông 60 (Balasubramanian et al., 2007). Bổ sung 10 g/kg diệp hạ châu đắng vào thức ăn tôm sú (Penaeus monodon) sau 14 ngày chỉ số thực bào là 31,89% tăng hơn so với đối chứng 18,84%. Đối với virut gây bệnh đầu vàng (YBV) trên tôm sú nồng độ ức chế tối thiểu đối với virut YBV là 100 µg/mL và liều gây chết trung bình (LD50) tương ứng là 2,471±6,3 mg/L (Direkbusarakom et al., 1995).

Ứng dụng diệp hạ châu đắng trên cá tra

- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hội (2018) nhằm đánh giá khả năng ảnh hưởng của chất chiết cây diệp hạ châu đắng lên một số chỉ tiêu sinh lý máu, enzyme tiêu hóa trong ruột và dạ dày của cá tra.

- Bố trí thí nghiệm: (cá tra giống có khối lượng 13,96±0,32 g/con) sẻ được thuần 2 tuần trước khi thí nghiệm. Sau đó ngừng cho ăn 02 ngày trước khi bố trí thí nghiệm. Cá được bổ sung chất chiết từ cây diệp hạ châu đắng  vào thức ăn với các nồng độ 0g/kg, 0.2 g/kg, và 1g/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 60 ngày và thu mẫu vào ngày 0, 30 và ngày thứ 60. Cá ngừng cho ăn 24 giờ trước khi tiến hành thu mẫu.

- Quy trình ly trích diệp hạ châu đắng

Thảo dược cho cá, nuôi cá, phòng bệnh trên cá, diệp hạ châu, diệp hạ châu trên cá

Hình 2: quy trình chiết xuất thảo dược

Kết quả:

Các nghiệm thức cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết từ thảo dược có số lượng hồng cầu và bạch cầu cao hơn so với nghiệm thức đối chứng và cao nhất ở nghiệm thức bổ sung chất chiết xuất diệp hạ châu đắng 0,2%.  Điều đó chứng tỏ, mỗi đối tượng và loại chất chiết từ thảo dược sẽ có một nồng độ bổ sung vào thức ăn tương ứng để có thể làm gia tăng số lượng bạch cầu, hồng cầu góp phần cải thiện sức khỏe và hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của cá giúp chống lại các tác nhân gây bệnh.

Sau 30 ngày cho ăn bổ sung chất chiết diệp hạ châu đắng đã có tác động tích cực, làm tăng hoạt tính enzyme pepsine. Kết quả cho thấy sau 30 ngày bổ sung chất chiết diệp hạ châu đắng thì hoạt tính enzyme pepsin đạt cao nhất ở nghiệm thức diệp hạ châu đắng 0,2%, tiếp theo là nghiệm thức diệp hạ châu đắng 1%. 

Tương tự, khi bổ sung chất chiết diệp hạ châu đắng vào thức ăn cá tra sẻ làm tăng hoạt tính enzyme chymotrypsin tương ứng (0 giờ) có giá trị trung bình là 52,06 mU/mL. Sau 30 ngày nuôi thì hoạt tính enzyme chymotrypsin đạt cao nhất ở nghiệm thức diệp hạ châu đắng 0,2% (121,36 mU/mL), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (P<0,05), thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (69,79 mU/mL).

Chymotrypsin là một protease kiềm tính quan trọng sau trypsin. Thức ăn đã được tiêu hóa một phần ở dạ dày bởi pepsin, chuyển xuống ruột non để tiếp tục tiêu hóa bởi enzyme chymotrypsin sản phẩm là các peptid ngắn và các acid amin tự do (Alarcón, 1999). Chất chiết xuất thảo dược sẽ kích thích tiêu hóa làm tăng nồng độ acid mật và kích thích tuyến tụy, tăng hoạt tính của các enzyme tiêu hóa (lipase, amylase và protease) trong cá (Bhosale et al., 2010; Gabriel et al., 2017). 

Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi cho ăn bổ sung chất chất từ diệp hạ châu đắng với nồng độ 0,2% sẽ có tác động tích cực đến enzyme pepsin và chymotrypsin làm hoạt tính các enzyme này tăng cao nhất. Tương ứng với đó trọng lượng trung bình của cá ở nghiệm thức này cũng tăng cao nhất từ 13,54 g/con (0H) lên 31,16 g/con (60 ngày). Như vậy bổ sung chất chiết từ diệp hạ châu đắng với nồng độ 0,2% sẽ làm tăng hoạt tính của enzyme pepsin góp phần giúp cá tra tăng trưởng tốt nhất.

Kết quả trên cho thấy việc sử dụng diệp hạ châu cải thiện miễn dịch trên cá tra giúp cá phòng bệnh hiệu quả. Báo cáo này cung cấp thêm thông tin cho việc sử dụng thảo dược trong nuôi cá tra hạn chế kháng sinh và hóa chất trong điều trị bệnh, đảm bảo chất lượng, ổn định môi trường.

Diệp hạ châu là một phương thuốc dân gian phổ biến với các đặc tính dược liệu mạnh mẽ. Do đó, bà con có thể tận dụng nguồn diệp hạ châu mọc xung quanh vườn để bổ sung vào thức ăn cá, tôm giúp tăng cường miễn dịch, kháng lại mầm bênh, hạn chế tối đa chi phí trong quá trình nuôi. Tuy nhiên bà con nên lưu ý và bổ sung liều lượng bà thời gian bổ sung phù hợp để đạt được năng suất tối đa.

Theo nghiên cứu của NGUYỄN THỊ HỘI và cộng sự 2018
Đăng ngày 06/08/2019
Như Huỳnh TH
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 20:35 10/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 20:35 10/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 20:35 10/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 20:35 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 20:35 10/01/2025
Some text some message..