Chiết xuất ổi và diệp hạ châu phòng bệnh cho cá tra

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy tác dụng của thảo dược từ lá ổi và xuyên tâm liên lên đáp ứng miễn dịch của tế bào bạch cầu cá tra.

Chiết xuất ổi và diệp hạ châu trị bệnh cho cá tra
Ổi - một loại thảo dược phổ biến ở Việt Nam.

Ổi (Psidium guajava) và diệp hạ châu (Phyllanthus amarus) là những loại dược liệu truyền thống nổi tiếng được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Việt Nam.


Lá ổi thảo dược trong nuôi trồng thủy sản - Ảnh: Flickr

Cây ổi (Psidium guajava) có hoạt tính kháng khuẩn chống lại mầm bệnh do Vibrio và Aeromonas hydrophila ở mức tối thiểu lần lượt là 1,25 và 0,625 mg/mL. Ethanol chiết xuất từ ​​rễ có tác dụng ức chế tuyệt vời đối với sự phát triển của các vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Trong nuôi trồng thủy sản một số nông dân đã sử dụng lá ổi làm thức ăn rất tốt cho cá để điều trị bệnh đường ruột ở cá.

Thảo dược từ lá ổi và xuyên tâm liên cho cá


Xuyên tâm liên. Ảnh: g1.globo.com

Tuy nhiên, các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của những thảo dược này lên việc cải thiện hệ miễn dịch của cá tra (Pangasianoson hypophthalmus) ít được quan tâm.

Do đó, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của chiết xuất ethanol từ lá ổi, diệp hạ châu và hỗn hợp chiết xuất giữa chúng (1:1) lên tế bào bạch cầu cá tra. Các tế bào bạch cầu (5×106 tế bào/mL) thu từ máu ngoại vi và thận của cá tra được bổ sung chiết xuất riêng lẻ từ lá ổi, diệp hạ châu và hỗn hợp chiết xuất lá ổi: diệp hạ châu tại 2 nồng độ khác nhau (10 và 100 mg/mL) trong 24 giờ nuôi cấy.

Kết quả cho thấy chiết xuất từ lá ổi, diệp hạ châu và hỗn hợp chiết xuất có tác động tích cực đến các chỉ tiêu miễn dịch được khảo sát. Cụ thể, hoạt tính lysozyme và tổng kháng thể của các nghiệm thức có bổ sung chất chiết xuất tăng đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05). Tuy nhiên, hoạt tính reactive oxygen species  (ROS) chỉ tăng khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nghiệm thức có bổ sung chiết xuất lá diệp hạ châu (100 mg/mL) và nghiệm thức có bổ sung hổn hợp chiết xuất lá ổi: diệp hạ châu (10 mg/mL) đối với tế bào bạch cầu thận.

Tương tự, hoạt tính nitric oxide synthases (NOS) của tế bào bạch cầu thu từ thận tăng đáng kể sau khi được bổ sung 100mg/mL chất chiết xuất lá ổi. Ngoài ra, hỗn hợp chiết xuất lá ổi: diệp hạ châu tại liều cao (100 mg/mL) cũng có tác dụng làm tăng có ý nghĩa thống hoạt tính bổ thể của tế bào bạch cầu thu từ máu ngoại vi và thận cá tra so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05).

Kết quả trên cho thấy việc sử dụng ổi và diệp hạ châu có thể cải thiện miễn dịch trên cá tra giúp cá phòng bệnh hiệu quả. Báo cáo này cung cấp thêm thông tin cho việc sử dụng thảo dược trong nuôi cá tra.

Do tác giả: Trương Quỳnh Như, Nguyễn Thanh Phương, Bùi Thị Bích Hằng –Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, Lê Văn Bình thực hiện. Báo cáo được đăng trên: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 116-124.

Đăng ngày 19/10/2018
TH
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 20:06 10/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 20:06 10/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 20:06 10/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 20:06 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 20:06 10/01/2025
Some text some message..