Chiêu tự vệ của loài cá mù

Cá mù có lớp da 'siêu lỏng' nhưng lại giúp nó tránh được tổn thương nội tạng nghiêm trọng khi bị kẻ thù cắn.

Chiêu tự vệ của loài cá mù
Loài cá mù có chiêu tự vệ đặc biệt. Ảnh: Internet

Cá mù (hagfish) là sinh vật kỳ lạ sống dưới biển sâu với những đặc điểm sinh học kỳ lạ tới mức các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn trong việc phân loại chúng. Ví dụ, đây là động vật sống duy nhất có hộp sọ nhưng không có xương sống, có nghĩa không thể xác định chắc chắn chúng là cá có xương sống hay dạng không xương sống chuyển tiếp, tiền thân tiến hóa của động vật có xương sống thông thường.

Cá hagfish có thể sống nhiều tháng không cần thức ăn và có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng qua da nhờ không có vảy. Nhưng một trong những đặc điểm kỳ lạ nhất của chúng là phản ứng tiết ra lượng lớn chất nhầy khi bị tấn công, khiến chúng có biệt danh "lươn nhớt".

Cá hagfish không hề hấn trước cú cắn của cá mập. (Video: YouTube.)

cá lạ, cá mù, cá hagfish, hagfish, sinh học cá, cá lạ,  sinh vật lạ, tự vệ loài cá, hình thức tự vệ cá

Trước đây, giới nghiên cứu cho rằng chất nhầy này cùng với lớp da chống cắn là vũ khí tự vệ chủ chốt giúp cá hagfish tránh bị ăn thịt. Nhưng nghiên cứu mới chỉ ra những đặc tính lạ khác ở lớp da có thể đóng vai trò quan trọng hơn. Các nhà khoa học nhận thấy da cá hagfish vẫn chịu những vết thương hở, nhưng sở hữu đặc tính hữu ích cho phép loài vật tránh được tổn thương nội tạng nghiêm trọng khi bị cắn xuyên qua da.

Lớp da có phần giống một chiếc bao rất mềm nhão và chỉ gắn với cơ thể cá hagfish ở hai điểm. Cấu tạo này khiến lớp da đủ chùng để hàm răng của kẻ thù chỉ lướt sượt qua cơ thể cá hagfish. Kẻ tấn công nó sẽ gặp khó khăn nếu muốn gây ra vết thương nghiêm trọng.

"Độ chùng lớn kết hợp với khoảng tiếp xúc tối thiểu giữa da và cơ thịt cho phép cơ thể chúng không bị tổn thương ngay cả khi da bị rách", Douglas Fudge, phó giáo sư sinh vật học ở Đại học Chapman,Mỹ, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Ngay khi sống sót sau cú cắn đầu tiên, cá hagfish sẽ tiết ra chất nhầy, có thể làm tắc đường hô hấp của động vật săn mồi. Biện pháp tự vệ kết hợp này dường như vô cùng thành công, giúp cá hagfish tồn tại suốt 300 triệu năm trên Trái Đất và tiến hóa rất ít trong khoảng thời gian đó. Trên thực tế, loài vật giỏi trốn thoát những cuộc tấn công tới mức chúng hiếm khi được tìm thấy trong bụng loài cá khác. Nhiều động vật săn mồi tránh săn chúng do khả năng thành công rất thấp.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học tiến hành một thí nghiệm để tìm hiểu cá hagfish tránh thương tích từ những cuộc tấn công như thế nào. Họ tạo ra một mô hình hàm cá mập há ra bằng lò xo và lắp răng cá mập Mako để mô phỏng vết cắn (cá mập Mako là một trong số ít động vật săn cá hagfish). Sau đó các nhà khoa học đặt xác cá hagfish bên trong hàm răng mô hình và tiến hành các thử nghiệm cắn rách da.

Họ nhận thấy hàm răng cắn rách lớp da cá trong mỗi thử nghiệm. Tuy nhiên, cơ bắp dưới da không bị tổn thương lần nào. Do da dễ lành hơn cơ quan nội tạng, chắc chắn cá hagfish sẽ sống sót sau cuộc tấn công. Kết quả nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Royal Society Interface. Các nhà khoa học tạo ra thí nghiệm sau khi xem một video quay cá hagfish tự vệ bằng chất nhầy trong tự nhiên.

Cá hagfish còn có nhiều đặc điểm sinh học kỳ lạ khác. Chúng có lượng máu khổng lồ so với kích thước cơ thể, tuần hoàn trong khoang rỗng giữa cơ thể và da. Lượng máu này nhiều tới nỗi cá hagfish có nhiều tim để bơm máu.

Việc có lượng máu lớn bên dưới lớp da mềm có vẻ không quá hữu ích đối với mục đích sinh tồn, đặc biệt đối với một loài động vật ở gần cuối chuỗi thức ăn. Tuy nhiên, máu của chúng được bơm quanh cơ thể ở áp suất hầu như không cao hơn so với vùng nước xung quanh, giúp giảm tối đa mất máu khi bị tấn công.

Cá hagfish thậm chí có thể tự vặn cơ thể thành nút thắt, một hành vi được cho là tiến hóa để bù đắp cho cấu tạo hàm dưới thiếu hoàn chỉnh, giúp hàm trên cắn chặt thức ăn. Cá hagfish giúp ích cho hệ sinh thái đại dương bằng cách tiêu hóa và phân hủy xác động vật chết rơi xuống đáy biển, tạo ra môi trường sạch cho những loài cá khác.

VnExpress.net
Đăng ngày 19/12/2017
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 07:53 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:53 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 07:53 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 07:53 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 07:53 21/12/2024
Some text some message..