“Chìm nổi” với nghề nuôi cá

Từ nuôi cá thịt rồi đến sản xuất cá giống, anh Huỳnh Tấn Phước ở xã Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa đã trải qua nhiều năm “chìm nổi” với nghề nuôi cá. Không ít lần anh lặng người đứng nhìn ao cá mà ngao ngán muốn bỏ nghề, nhưng rồi anh cũng cố vượt qua được. Năm 2011 anh đã được bầu làm Chủ nhiệm Hợp tác xã thủy sản Biên Hòa.

làm giàu nuôi cá

Đưa chúng tôi tham quan khu vực ươm cá giống chuẩn bị giao cho khách, anh Phước giới thiệu: “Cá giống ở đây trước khi xuất bán, được nuôi ở những môi trường nước khác nhau nên rất khỏe, ít bị chết. Cá được phòng bệnh kỹ vì khi bị nhiễm bệnh sẽ rất nguy hiểm, hoặc là chúng chết hàng loạt, nếu được chữa khỏi sau này cá cũng còi không lớn. Vì vậy phải tạo ra con cá giống khỏe mạnh và được chăm sóc tốt ngay từ đầu”.

22 năm trước, anh Phước bắt đầu bước vào nghề nuôi cá. Ngày đó, anh chỉ nuôi cá thương phẩm. Năm đầu tiên cá bán khá dễ, nhưng những năm sau đầu ra ngày càng khó, thường xuyên bị đụng với cá miền Tây nên cá rất khó tiêu thụ. Gặp phải khó khăn, anh chuyển 5 sào ao sang hình thức kinh doanh mới là cho câu cá giải trí. Loại hình kinh doanh này được xem là khá mới ở Biên Hòa lúc đó, nhờ vậy thu nhập của gia đình anh cũng tốt hơn. Trong 5 năm phát triển kinh tế theo mô hình này khá thuận lợi, nhưng anh Phước vẫn muốn quay lại với nghề nuôi cá. Sau nhiều lần suy tính và rồi anh quyết định chuyển sang sản xuất cá giống.

Để nắm chắc kỹ thuật, anh Phước đã chủ động tham dự nhiều lớp tập huấn và tìm hiểu các sách nuôi trồng thủy sản. Những công đoạn  từ chọn cá bố mẹ giống sao cho đạt chất lượng đến việc ép cho cá đẻ, gột cá con giống, anh thực hiện rất bài bản. Trại cá giống của anh càng ngày càng phát triển. Cá giống nơi anh sản xuất không chỉ cung cấp cho các hộ nuôi cá thương phẩm ở TP.Biên Hòa mà còn bán sang quận 9 (TP.Hồ Chí Minh) cho các hộ nuôi cá. Trung bình mỗi tháng, trại cá giống của anh cung cấp cho thị trường khoảng 17 tấn cá giống. Anh Phước tâm sự:  “Mấy năm gần đây, nguồn nước sông Đồng Nai không được tốt như trước nên việc sản xuất cá giống cũng hay gặp rủi ro. Ngày trước, việc lấy nước vô ao rất dễ nhưng hiện nay phải canh con nước kỹ mới lấy vô được”.

Năm 2008, anh Phước tham gia vào hợp tác xã thủy sản Biên Hòa, ở đây anh có điều kiện để phát triển nghề của mình hơn. Ngoài việc tiếp cận được nguồn thức ăn chăn nuôi giá rẻ, anh còn có dịp chia sẻ với các xã viên về kinh nghiệm nuôi cá. Là chủ nhiệm hợp tác xã, anh Phước cũng trăn trở nghĩ đến việc phát triển một hệ thống bán lẻ cá thương phẩm cho xã viên để vừa tiêu thụ được thêm lượng cá, đồng thời giúp người tiêu dùng có cơ hội mua được cá rẻ hơn do không qua nhiều khâu trung gian như hiện nay.

Đồng Nai
Đăng ngày 16/07/2012
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Diệt khuẩn vào ban ngày hay ban đêm mang lại hiệu quả cao

Trong ngành nuôi tôm, việc duy trì môi trường ao nuôi sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe của tôm là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và sinh trưởng của đàn tôm, cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Tạt khoáng
• 11:20 21/05/2024

Lợi ích và tác dụng của tường chắn bờ cho ao nuôi cua

Nuôi cua là một ngành mang lại giá trị kinh tế cao ở ĐBSCL đặc biệt là Cà Mau. Nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu, việc xây dựng tường chắn bờ cho ao nuôi là vô cùng quan trọng. Tường chắn bờ không chỉ giúp bảo vệ ao nuôi mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực như duy trì mực nước ổn định, ngăn chặn kẻ thù tự nhiên, và kiểm soát môi trường sống cho cua.

Ao nuôi cua
• 10:40 21/05/2024

Phèn ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ của tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể phớt lờ. Tuy không có mặt tự nhiên trong nước, nhưng sự tích tụ của phèn từ các nguồn khác nhau đã và đang gây ra những vấn đề đáng lo ngại cho quá trình nuôi tôm như giai đoạn lột xác. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng của tôm mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất và lợi nhuận nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:15 21/05/2024

Độc tính H2S làm tôm bị đen mang sau mưa

Nhiều ngày nay, trên các địa bàn nuôi tôm có rất nhiều trận mưa kéo dài. Điều đó mang đến nhiều ảnh hưởng cho tôm nuôi. Trong đó có hiện tượng tôm bị mang đen, một trong những căn bệnh trên tôm do độc tính HS2 khi trời mưa gây nên. Để hiểu và có các biện pháp xử lý mời quý bà con nuôi tôm đọc tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Tôm bị bệnh đen mang
• 09:44 20/05/2024

Diệt khuẩn vào ban ngày hay ban đêm mang lại hiệu quả cao

Trong ngành nuôi tôm, việc duy trì môi trường ao nuôi sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe của tôm là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và sinh trưởng của đàn tôm, cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Tạt khoáng
• 17:40 21/05/2024

Đến năm 2030 sẽ giảm dần số lượng tàu cá còn 83.600 chiếc

Đó là nội dung trọng tâm của Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc phát triển khai thác thủy sản phải bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

Tàu cá Việt Nam
• 17:40 21/05/2024

Tổng sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 86.475,3 tấn

Theo đó, sản lượng thủy sản tháng 4/2024 ước đạt 25.998,1 tấn, tăng 2,6% (+648 tấn) so với cùng kỳ. Lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng ước đạt 86.475,3 tấn, tăng 3,3% (+2.774,7 tấn).

Tàu cá
• 17:40 21/05/2024

Lợi ích và tác dụng của tường chắn bờ cho ao nuôi cua

Nuôi cua là một ngành mang lại giá trị kinh tế cao ở ĐBSCL đặc biệt là Cà Mau. Nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu, việc xây dựng tường chắn bờ cho ao nuôi là vô cùng quan trọng. Tường chắn bờ không chỉ giúp bảo vệ ao nuôi mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực như duy trì mực nước ổn định, ngăn chặn kẻ thù tự nhiên, và kiểm soát môi trường sống cho cua.

Ao nuôi cua
• 17:40 21/05/2024

Phèn ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ của tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể phớt lờ. Tuy không có mặt tự nhiên trong nước, nhưng sự tích tụ của phèn từ các nguồn khác nhau đã và đang gây ra những vấn đề đáng lo ngại cho quá trình nuôi tôm như giai đoạn lột xác. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng của tôm mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất và lợi nhuận nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:40 21/05/2024