Chính sách phát triển thủy sản: Cần nới cơ chế

Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 của Chính phủ “Về chính sách phát triển thủy sản” ra đời với mục đích giúp ngư dân bám biển, hình thành những tổ hợp tác khai thác, thu mua hải sản, tạo môi trường kinh tế biển phát triển ổn định. Nghị định được ban hành tạo niềm tin lớn cho ngư dân an tâm phát triển kinh tế, gắn với việc bảo vệ chủ quyền và lãnh hải quốc gia.

chính sách hỗ trợ ngư dân
Cần nới lỏng cơ chế để chính sách phát triển thủy sản đến gần hơn với các ngư dân

Chính sách phù hợp

Ngày 25/08/2014, Nghị định 67/2014/NĐ-CP (Nghị định 67) về một số chính sách phát triển thuỷ sản có hiệu lực. Nghị định này được coi là cơ chế mở, hỗ trợ cho ngư dân được vay vốn để nâng cấp, đóng mới tàu phục vụ cho khai thác thuỷ sản.

Tại hội nghị trực tuyến về một số chính sách phát triển thủy sản sau gần 1 năm thực hiện, Văn phòng Chính phủ đã đưa ra báo cáo rất khả thi về tiến độ thực hiện. Theo báo cáo, kể từ khi Nghị định 67 chính thức có hiệu lực, đã có 628 chiếc tàu đăng ký đóng mới và nâng cấp, chiếm 28% tổng số tàu được phê duyệt phân bổ (trong đó 267 tàu vỏ thép, 317 chiếc vỏ gỗ, 44 chiếc vật liệu mới) và 80 tàu đăng ký nâng cấp. Hiện tại đã có 31 tàu đăng ký đóng mới và nâng cấp ký được hợp đồng tín dụng với tổng số tiền 271 tỷ đồng. Theo đó, ngư dân sẽ được vay vốn trong thời hạn 11 năm cho mục đích đóng mới, nâng cấp tàu.

Cũng theo báo cáo tại hội nghị, hiện một số ngân hàng thương mại đã cho 68 khách hàng vay vốn lưu động phục vụ cho các chuyến đi biển, với số vốn lên tới 22 tỷ đồng và 23.604 thuyền viên được bảo hiểm với tổng số tiền phí bảo hiểm là 46,2 tỷ đồng. Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, hiện tại các ngân hàng thương mại đã tiếp nhận 159 bộ hồ sơ của các chủ tàu thuộc 17 tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó đã có 550 tàu cá đã được phê duyệt. Bộ NN&PTNT cũng đã công bố 21 mẫu thiết kế tàu vỏ thép, cùng các văn bản hướng dẫn chi tiết giúp ngư dân có lựa chọn thiết kế phù hợp. 

Luật sư Đăng Sơn (Văn phòng luật sư Đăng Sơn) cho rằng, Nghị định 67 phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và đáp ứng được nguyện vọng của ngư dân. Đây là một trong những chính sách đồng bộ và toàn diện dành cho ngư dân từ trước đến nay. Chính sách có nhiều điểm mới khi đưa vào triển khai và có chuyển biến tích cực, tuy nhiên nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngư dân. 

Còn nhiều vướng mắc

Theo Nghị định 67, đối với các trường hợp đóng mới, nâng cấp tàu, các đối tượng đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính và có phương án sản xuất cụ thể, thuộc đối tượng vay vốn theo dự án, thì được ngân hàng cho vay tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới vỏ tàu thép với lãi suất 7%/năm; trong đó, chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm. Trường hợp đóng mới vỏ tàu gỗ, chủ tàu được vay tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm; trong đó, chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm. Thời hạn cho vay là 11 năm, đặc biệt, năm đầu tiên, chủ tàu được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc. Đây rõ ràng là chủ trương đúng và là tiền để tạo điều kiện cho ngư dân phát triển kinh tế, nhưng vì sao nó vẫn còn “vướng” khiến ngư dân khó tiếp cận với nguồn vốn.

Trao đổi với những người trực tiếp được thụ hưởng từ Nghị định 67 của Chính phủ, các ý kiến đều thống nhất quan điểm và cho rằng đây là một chính sách hợp lý, đúng lúc, đúng thời điểm, phù hợp với tình hình phát triển mới của ngư dân. Tuy nhiên, Nghị định vẫn còn nhiều vướng mắc và nó bắt nguồn từ chính cơ chế quản lý. Nhiều trường hợp gia đình nằm trong danh sách được phê duyệt vay vốn, nhưng vẫn chưa thể tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân sách.

Chia sẻ với phóng viên về Nghị định 67, anh Hùng một chủ tàu ở Thủy Nguyên, Hải Phòng cho rằng, khó khăn đầu tiên đó là việc các cơ sở đóng tàu chưa cung cấp được dự toán chi tiết, hoặc nếu có thì giá rất cao. Còn chủ tàu thì không có vốn đối ứng hoặc không chứng minh được nguồn vốn đối ứng, vì thế vấn đề vay vốn khó thực hiện. Bên cạnh đó, các mẫu tàu cá vỏ thép do Bộ NN&PTNT công bố chưa phù hợp với nhu cầu của ngư dân, phần lớn chủ tàu có nhu cầu thay đổi thiết kế mẫu tàu cá đã công bố và muốn đóng tàu vỏ composite hoặc vỏ gỗ. Tuy nhiên, kinh phí thiết kế mới hoặc kinh phí điều chỉnh mẫu tàu rất lớn (có thể từ vài chục triệu đồng lên tới cả trăm triệu), chưa kể chủ tàu chưa quen việc phải đi giải quyết thủ tục hành chính liên quan…

Bên cạnh đó, theo nguyện vọng của chủ tàu, họ mong muốn được tận dụng máy tàu đã qua sử dụng khi thời hạn của nó vẫn có thể kéo dài trên 10 năm để tiết kiệm chi phí. Nhưng đó là một vấn đề không thể thực hiện khi quy trình pháp lý lại quá chặt. Cho nên, Nghị định 67 với ngư dân có thể là lợi thế, nhưng cũng có thể mọi thứ sẽ trở thành gánh nặng buộc họ phải “cân, đo, đong, đếm” về lợi ích kinh tế. Nghị định 67 là phù hợp, tuy nhiên nó chưa thực sự hoàn chỉnh nên việc gặp những vướng mắc khi đưa vào thực hiện là không thể tránh khỏi. Trong khi chờ sự tháo gỡ và điều chỉnh từ các cấp có thẩm quyền, thiết nghĩ các đơn vị, sở, ngành liên quan, đặc biệt là đội ngũ quản lý cấp địa phương, cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để ngư dân hiểu và cùng tháo gỡ.

Báo Lao Động Thủ Đô, 20/06/2015
Đăng ngày 21/06/2015
Đạt Đỗ
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 16:19 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 16:19 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 16:19 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 16:19 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 16:19 28/11/2024
Some text some message..