Chọn giống cá nàng hai nuôi trong ao

Cá nàng hai còn có một tên gọi khác là cá thát lát cườm. Thịt loài cá nàng hai có mùi thơm, chất lượng thịt ngon, có thể chế biến ra nhiều món ăn cao cấp phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

ca nang hai
Ao nuôi cá nàng hai - Ảnh: tepbac.com

Cá thát lát cườm là loài cá thường sống ở các vùng cửa sông, kênh rạch, ao hồ, đầm, đồng ruộng trũng... cá chịu được môi trường nước có hàm lượng oxy và pH thấp, có thể sống được ở các đầm nước lợ ven biển. Ta có thể thấy ở hầu hết các thuỷ vực đồng bằng sông Cửu Long đều có cá thát lát cườm, nhất là vùng trũng. Đây là loài ăn tạp thiên về động vật, cá có thể ăn côn trùng, giáp xác nhuyễn thể, cá con, phiêu sinh vật, rễ thực vật thủy sinh... Cá thát lát cườm có một số đặc điểm giúp bà con nhận dạng như sau: Cá có thân dài, lưng gù, dẹp bên và càng về phía bụng thì càng mỏng, đường bên liên tục, hai bên hông và bụng có màu trắng. Cá có một hàng trắng đen to tròn có mép trắng chạy dọc theo phía trên gốc vây hậu môn ở phần đuôi.

Khi chọn mua cá, người nuôi nên chọn mua giống chất lượng và ở điểm bán, cung cấp cá giống có uy tín. Chọn cá đồng cỡ và không bị dị tật, bóng mượt và không bị xây xước, đặc biệt là không mang mầm bệnh. Khi nhìn cá tập trung thành từng nhóm, núp trong giá thể, bơi tập trung không rời rạc nghĩa là con cá khoẻ mạnh. Ngược lại thì không nên chọn mua. Nên chọn cá có kích cỡ lớn để nuôi thương phẩm, nhằm hạn chế hao hụt, chọn cá có chiều dài thân 12cm và đã chuuyển đổi tính ăn nhằm dễ thích nghi với môi trường mới. Sau khi đã quan sát đặc điểm và cách cá bơi đạt yêu cầu thì chọn mua.

Trong quá trình vận chuyển cá giống về thả ở ao nuôi, người nuôi nên lưu ý phải thật nhẹ nhàng để tránh việc làm cá bị xây xát, bị stress, vận chuyển cá nên chọn số lượng vừa phải, không nên vận chuyển với mật độ cao. Như vậy sẽ đảm bảo được cho cá có thể khoẻ mạnh và hạn chế việc cá bị nhiễm bệnh sau khi thả. Loài cá này cũng có điểm chung giống như một số loài cá khác đó là khi thả cá, nên chọn thả lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Và trước khi thả cá không nên tháo bao vội mà nên ngâm bao đựng cá trong ao từ 15-20 phút đế giúp cho cá có thể tránh khỏi việc bị sốc do thay đối nhiệt độ môi trường và nước ao.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 23/08/2013
Trần Phượng
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 07:10 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 07:10 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 07:10 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 07:10 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 07:10 26/11/2024
Some text some message..