Chọn lọc giống cá tra chịu mặn

Hiện nay, tình hình biến đổi khí hậu đã và đang gây ra ảnh hưởng đến nhiều địa phương vùng ĐBSCL đứng trước nỗi lo xâm nhập mặn, từ đó các mô hình sản xuất, dự án nghiên cứu trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nhằm giúp người dân thích ứng và phát triển tốt trong điều kiện hạn mặn đã được hình thành.

Cá tra chịu mặn
Cá tra chịu mặn. Ảnh: Tép Bạc

Trong đó, dự án thuần hóa cá tra nước mặn là một trong những dự án mang lại thành công lớn với kết quả của dự án nghiên cứu về tính chịu mặn của cá tra khi cá tra có thể thích ứng tốt với độ mặn đến mười phần nghìn. 

Ưu điểm cá tra chịu mặn 

Thông thường cá tra nuôi nước ngọt sẽ đạt cỡ 1 kg/con trong khoảng 8 tháng, còn nuôi nước mặn thì khoảng 9 - 10 tháng. Bù lại thịt cá tra nuôi nước mặn sẽ có mùi thơm rất đặc trưng nên giá bán sẽ cao hơn cá tra nước ngọt. Một thuận lợi khác là khi nuôi cá tra bằng nước mặn, có thể giảm các loại bệnh ký sinh trùng ngoài da hay bệnh sán lá gan lên đến 70 - 80% so với nuôi nước ngọt.

Ưu điểm cá tra chịu mặnƯu điểm của cá tra nuôi nước mặn so với nuôi nước ngọt. Ảnh: Tép Bạc

Dự án PANGAGEN 

Năm 2017, Khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ hợp tác với Trường Đại học Liège và Trường Đại học Namur (Bỉ) đã xây dựng dự án “Hướng đến sự bền vững trong sản xuất giống cá tra - tiếp cận theo phương pháp chọn lọc di truyền” (gọi tắt là dự án PANGAGEN). Mục tiêu chính mà dự án PANGAGEN hướng đến là phát triển dòng cá tra chịu mặn, theo đó sẽ phát triển sản xuất giống cá tra và cung cấp con giống chịu mặn tốt, chất lượng cao cho các vùng nuôi cá tra chủ lực, đặc biệt là các tỉnh vùng ĐBSCL bị xâm nhập mặn. Thời gian triển khai dự án từ năm 2017 - 2022. 

Chi tiết triển khai dự án 

Trong một số nghiên cứu được thực hiện bởi Khoa Thủy sản và trong tình hình thực tế từ các hộ nuôi cá tra đã cho thấy, cá tra có khả năng chịu được nước lợ. Đặc biệt, trong năm 2016 nước lợ xâm nhập sâu vào nội đồng, điều này thúc đẩy các nhà khoa học quyết tâm thực hiện dự án trên.

Quy trình thuần hóa cá traQuy trình thuần hóa cá tra có khả năng thích ứng với môi trường nước mặn. Ảnh: Tép Bạc 

Quy trình thuần hóa cá tra: các nhà nghiên cứu đã tập hợp cá tra giống. Các nhà nghiên cứu sẽ lấy ở mỗi trại bao gồm 10 con cá cái và 10 con cá đực, cho chúng sinh sản chéo nhau và kết quả là đã tạo ra được khoảng 900 gia đình cá tra (gọi là thế hệ G1). Thế hệ G1 sẽ được nuôi trong ao nước ngọt, khi cá đã đạt khoảng từ 4-5g, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thuần hóa cá tra bằng cách thả chúng vào trong môi trường nước có độ mặn 10% trong hệ thống bể tuần hoàn nước. Sau một năm, cá tra thế hệ G1 sẽ được thả vào nguồn nước có độ mặn 5% đến khi thành cá bố mẹ. Trong hệ thống bể tuần hoàn nước, độ mặn được kiểm soát ở mức 10% và được duy trì ổn định, cách làm này sẽ tập cho cá tra quen với môi trường nước mặn. Điều này đã giúp cho nhóm nghiên cứu thuận lợi hơn trong quá trình đánh giá khả năng thích ứng của cá tra với môi trường nước mặn. 

Từng bước đưa giống vào nuôi thực địa 

Trong quá trình nuôi suốt một năm, cá tra trải qua 3 lần chọn lọc, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn ra 50% những con cá lớn nhất trong đàn để giữ lại và lấy một nhóm ngẫu nhiên mang ra để đối chứng với đàn cá đã được chọn lọc. Để đánh giá khả năng thích nghi độ mặn của dòng cá tra chọn lọc, đàn cá con của thế hệ G1 được so sánh với cá tra nước ngọt khi cùng ương, nuôi ở các độ mặn khác nhau, như 5%, 10%, 15% và 20%. Kết quả cho thấy rằng, cá tra vẫn tăng trưởng tốt ở điều kiện độ mặn 5% và 10% so với cá tra nuôi trong môi trường nước ngọt.

Đưa giống vào nuôi thực địaĐưa giống vào nuôi thực địa đánh giá hiệu quả thích ứng nước mặn của cá tra. Ảnh: Tép Bạc

Khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện dự án là việc việc chuyển giao con giống đến các ao nuôi của các hộ dân tại khu vực nước mặn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong 2 năm qua. Do vậy, nhóm nghiên cứu lên kế hoạch đưa cá tra vào nuôi thực tế tại các hộ dân để sản xuất và đánh giá hiệu quả thích ứng nước mặn của cá tra trong năm 2022 này. 

Bên cạnh đó, dự án sẽ tiếp tục chọn lọc các thế hệ cá tiếp theo, với hy vọng thế hệ sau của cá tra có thể phát triển và tăng trưởng tốt ở độ mặn cao hơn, nhằm cung cấp các giải pháp bền vững và toàn diện cho nghề nuôi cá tra trong bối cảnh hiện nay.

Đăng ngày 25/10/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 00:36 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 00:36 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 00:36 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:36 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 00:36 16/11/2024
Some text some message..