Chông chênh mực xà

Hiện nay, mặc dù sản phẩm mực khơi (mực xà) được giá, nhưng dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nên thời gian tới, đầu ra và giá bán của mặt hàng này dự báo sẽ rất khó khăn, vì sản phẩm này được xuất bán chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.

Mực xà
Dự báo đầu ra và giá bán của mặt hàng này dự báo sẽ rất khó khăn do Covid-19

“Tàu cập bến và xuất bán sản phẩm tại cảng Thọ Quang (Đà Nẵng). Rất may là mực xà được thương lái mua nhanh và giá cũng ổn định”, ngư dân Đông, ở xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi) cho hay. Bắt đầu phiên biển từ cuối tháng 2, thông thường đến giữa tháng 4, tàu ông Đông mới trở về.

Song, vì lo ngại dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến đầu ra và giá bán, nên ngày 18.3, tức chỉ hơn 1 tháng vươn khơi, ông Đông cho tàu cập cảng cùng 15 tấn mực xà. Sau khi bán được sản phẩm với giá 120 nghìn đồng/kg, chủ tàu và các lao động đi biển phấn khởi vì có thu nhập khá, đồng thời khẩn trương nạp nhiên liệu, mua lương thực và thực phẩm để tiếp tục vươn khơi.

Trong khi đó, ông Nguyễn Trung, ở phường Phổ Quang (thị xã Đức Phổ) cũng phấn khởi với thành quả sau gần 2 tháng vươn khơi là 20 tấn mực xà, bán với giá 120 nghìn đồng/kg. “Tàu cập cảng An Hòa, huyện Núi Thành (Quảng Nam), quá trình bán sản phẩm diễn ra rất thuận lợi. Tôi cũng không ngờ giá mực xà cao và được thương lái thu mua nhanh như thế”, ông Trung cho biết.

Tuy nhiên, theo ngư dân, giá mực xà ổn định và đầu ra thuận lợi là do thời điểm này chỉ có một số ít tàu hành nghề lưới chụp cập cảng do may mắn trúng "lộc biển", nên chủ động rút ngắn thời gian vươn khơi. Bởi phần lớn những chiếc tàu hành nghề lưới chụp, câu mực vươn khơi thông thường giữa tháng 4 mới về cảng.

Thế nhưng, khi biết tin giá mực xà đang ở mức 120 - 130 nghìn đồng/kg, một số ngư dân hành nghề lưới chụp nhanh chóng trở về, xuất bán sản phẩm. “Thị trường khó lường, nên giá mực xà 120 - 130 nghìn đồng/kg là được lắm rồi. Năm trước, giá mực xà chỉ 60 - 70 nghìn đồng/kg, nên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn vì thua lỗ”, ông Trung bộc bạch.

Mực xà là sản phẩm được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, vì đây là sản phẩm dễ khai thác, sơ chế đơn giản, cộng với việc thương lái thu mua “dễ tính”, không yêu cầu nhãn mác, xuất xứ... Tuy nhiên, một khi thị trường Trung Quốc ách tắc, thì gần như sản phẩm sẽ bị tồn đọng. Vì thế, trước diễn biến khó lường của dịch Covid-19, ngư dân lo ngại thời gian đến, đầu ra và giá bán của mực xà sẽ rất khó đoán. 

Hơn nữa,  thời gian tới, đội tàu câu mực khơi của xã Bình Chánh (Bình Sơn) sẽ cập cảng, nên sản lượng mực xà tăng cục bộ, kéo theo sản phẩm dễ bị tồn đọng và rớt giá. “Toàn xã có 112 tàu hoạt động ở vùng biển xa, chủ yếu hành nghề câu mực khơi. Hầu hết các tàu này vươn khơi từ giữa tháng 2, nên sắp tới, các tàu sẽ đồng loạt cập cảng để bán sản phẩm. Chính quyền địa phương đang lo sẽ tái diễn tình trạng “được mùa mất giá”, vì sản lượng mực xà quá lớn được xuất bán trong cùng một thời điểm”, Chủ tịch UBND xã Bình Chánh Trần Quang Tâm lo lắng.

Trước thực trạng này, ngành chuyên môn và chính quyền địa phương khuyến cáo, ngư dân hành nghề lưới chụp và câu mực khơi đã cập cảng cần theo dõi và cập nhật thông tin thị trường, đồng thời tính toán cẩn thận trước khi vươn khơi chuyến biển tiếp theo. Bên cạnh đó, ngư dân cần đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị để “nâng cấp” việc sơ chế, chế biến và bảo quản, nhằm kéo dài thời gian tích trữ, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 06/04/2020
Thanh Phong

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:00 26/06/2024

Bình Định ban hành kế hoạch chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bình Định.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 20/06/2024

Đảm bảo 100% tàu cá lắp đặt thiết bị VMS và kết nối

Sáng 6/6/2024, Bộ NN&PTNT tổ chức buổi làm việc triển khai kế hoạch chống khai thác IUU để đón đoàn công tác EC lần thứ 5, đặt mục tiêu trước tháng 9/2024 hoàn tất 100% tàu cá được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) và kết nối khi hoạt động trên biển. Nhiệm vụ không dễ dàng bởi hiện còn nhiều tàu cá chưa lắp đặt thiết bị VMS và hàng trăm tàu đã lắp đặt lại để mất kết nối nhiều ngày.

Tàu cá Việt Nam
• 10:49 12/06/2024

Di dời tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn

Sáng ngày 7.6, tại xã Nhơn Hải, Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn phối hợp với Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) và các đơn vị có liên quan tổ chức gặp gỡ các chủ tàu cá xã Nhơn Hải để tuyên truyền thông tin chủ trương của Tỉnh theo Quyết định số 1739/QĐ-UBND ngày 17/5/2024 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Đề án di dời tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và các khu vực lân cận về neo đậu tại khu vực đầm Đề Gi và Chính sách hỗ trợ di dời của tỉnh và các vấn đề có liên quan.

Tàu cá Việt Nam
• 11:35 07/06/2024

Tăng cường sắc tố cho cá chép Koi

Các loài cá cảnh thường được đánh giá thông qua màu sắc và kiểu dáng khác nhau, và trong đó, màu sắc rực rỡ của cá là yếu tố quyết định sự quý hiếm và giá trị của loài (Yilmiz & Ergun, 2011). Khả năng hiển thị các biến thể màu sắc của động vật là do sự thay đổi trong sự phân tán sắc tố.

Cá Koi
• 07:02 04/07/2024

Thu nhập ổn định từ việc nuôi cá lồng bè trên hồ chứa

Nhờ tận dụng tiềm năng dồi dào của nguồn nước hồ chứa thủy lợi Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát), nhiều hộ dân ở đây đã phát triển nghề nuôi cá lồng với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như cá điêu hồng, cá thát lát,...

Nuôi lồng bè
• 07:02 04/07/2024

Ao quảng canh gặp khó khăn khi môi trường tự nhiên không còn sạch

Ngày nay, để có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho lượng tôm tiêu thụ trong và ngoài nước. Các ao nuôi công nghiệp dần hình thành lên với mật độ dày đặc, nó mang đến rất nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó cũng mang về nhiều tác hại xấu lên môi trường nuôi tự nhiên,nhất là nuôi quảng canh.

Tôm sú
• 07:02 04/07/2024

Làm cách nào để nhóm tảo có lợi chiếm ưu thế

Tảo là một phần quan trọng trong hệ sinh thái ao nuôi tôm. Chúng không chỉ cung cấp oxy và làm sạch nước, mà còn là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.

Tảo
• 07:02 04/07/2024

Những điều cần biết về tôm lột dính vỏ

Lột xác là quá trình cần thiết để tôm sinh trưởng và phát triển, nhưng sau khi lột xác lại có một số trường hợp tôm lột dính vỏ, lột không hoàn toàn làm giảm tỷ lệ sống của tôm. Vậy nguyên nhân hiện tượng tôm lột dính vỏ này là do đâu? Cách khắc phục là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp quý bà con giải đáp tình trạng trên và đưa ra các biện pháp phòng trị hiệu quả nhất.

Tôm lột vỏ
• 07:02 04/07/2024
Some text some message..