Chống lại 6 loại vi khuẩn trên cá mú bằng đại hoàng

Khả năng chống lại 4 loài Vibrio và 2 mầm bệnh phổ biến khác của chiết xuất đại hoàng trên cá mú.

Cá mú
Cá mú là đối tượng nuôi phổ biến ở các vùng ven biển.

Sử dụng các loại thảo dược nhằm thay thế kháng sinh và các hóa chất trong thủy sản đang là xu hướng tất yếu và ngày càng phát triển trên toàn thế giới. Nghiên cứu mới đây của nhóm nghiên cứu người đài loan cho thấy chiết xuất dược dụng Đại hoàng (Rheum officinale) có khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ chống lại các mầm bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra, ngoài ra còn kích thích miễn dịch trên cá mú.

Cá mú là một trong những loài cá biển có giá trị kinh tế cao, thịt thơm ngon, chúng được nuôi phổ biến ở các nước châu á như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái Lan. Ở Việt Nam cá được nuôi trải dài từ Bắc vào Nam, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh - Hải Phòng, và Phú Yên - Khánh Hòa và gần đây là Vũng Tàu. Tuy nhiên, hiện nay tình hình thâm canh mật độ cao kéo theo dịch bệnh, khó khăn trong quản lí chất lượng nước, thức ăn dẫn đến cá bị stress, sức đề kháng kém tạo điều kiện cho dịch bệnh tấn công và thiệt hại nặng nề về kinh tế

Bệnh Vibriosis, do các loài Vibrio gây ra, là một vấn đề nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại kinh tế nghiêm trọng trong nuôi trồng thủy sản trên toàn thế giới điển hình là V. alginolyticus, V. parahaemolyticus, V. harveyi, V. vulnificusV. Carchariae. Do đó, một loạt các phương pháp điều trị, chẳng hạn như kháng sinh, chất kích thích miễn dịch, vitamin, hormone và khoáng chất được áp dụng thường xuyên để kiểm soát dịch bệnh trong nuôi cá mú. Hiện nay chất kích thích miễn dịch từ thảo dược được xem là phương pháp tối ưu vì an toàn, dể sử dụng, thân thiện với môi trường, ngoài ra còn kích thích tăng trưởng và miễn dịch. 

Đại hoàng từ lâu được xem là loài thuốc quý dùng để chữa bệnh trên người. Với các thành phần như dẫn chất của anthraquinonoid, tanin nên chúng có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, bảo vệ gan, lợi mật. Ngoài ra chúng còn chứa axit béo, canxi axalate, glucose, fructose, sennoside A, B, C, D, E, các axit hữu cơ giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể vật chủ.


Cây đại hoàng (Rheum officinale).

Nghiên cứu bổ sung chiết xuất Đại hoàng lên miễn dịch cá mú được thực hiện trong vòng 28 ngày bao gồm 4 nghiệm thức với các nồng độ: 0,1; 1 hoặc 5,0 g ROE/kg thức ăn và nghiệm thức đối chứng được cho ăn bằng thức ăn làm bột lươn. 

Hoạt động thực bào của bạch cầu ở cá mú tăng đáng kể trong tất cả các nhóm được bổ sung ROE vào ngày 1, tiếp theo là giảm vào ngày thứ 3. Tỷ lệ thực bào ở nghiệm thức bổ sung 0,1 hoặc 5 g ROE/kg thức ăn tương tự như của nhóm đối chứng vào ngày thứ 3, trong khi cá nhận được 1 g ROE/kg thức ăn duy trì tỷ lệ thực bào cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. Vào ngày 7, không có sự khác biệt đáng kể giữa bất kỳ nhóm nào. Tuy nhiên, tỷ lệ thực bào tăng rõ rệt vào ngày 14 ở cá được cho ăn 0,1 và 1 mg ROE trên mỗi kg thức ăn. Tỷ lệ thực bào là cao nhất ở cá bổ sung 1 mg ROE/kg thức ăn.

Phản ứng oxy hóa (ROS) được tăng cường rõ rệt vào ngày đầu tiên ở cá được cho ăn 1,5 g ROE/kg thức ăn so với các nhóm còn lại. Khả năng tạo ROS cao vào ngày 3–14 và ngày 28 ở nghiệm thức 1 g/kg ROE và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng.

Chiết xuất dược dụng Đại hoàng cho thấy hoạt tính kháng khuẩn tuyệt vời chống lại sáu mầm bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, Vibrio vulnificus, Vibrio alginolyticus, Vibrio carchariae, Aeromonas hydrophila Edwardsiella tarda. Nồng độ ức chế và diệt khuẩn tối thiểu của các anthraquinon có nguồn gốc ROE đo được lần lượt là 10,57–84,53 μg/ml và 10,57–169,05 μg/ml.

Nghiên cứu hiện tại cho thấy chiết xuất Đại Hoàng có thể tăng cường hoạt động thực bào và sản xuất các phản ứng oxy hóa và gây ra quá trình chết rụng tế bào ở liều cao hơn. Đây là nghiên cứu đầu tiên báo cáo rằng chiết xuất đại hoàn thể hiện hoạt động diệt khuẩn tuyệt vời chống lại bốn loài Vibrio và hai mầm bệnh phổ biến trên nước ngọt do Aeromonas hydrophilaEdwardsiella tarda gây ra. Kết quả từ nghiên cứu là tiền đề để ứng dụng vào thực tế để kiểm soát một số mầm bệnh phổ biến gây bệnh trên tôm cá gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi.

TLTK: Kuo, I.-P., Lee, P.-T., & Nan, F.-H. (2020). Rheum officinale extract promotes the innate immunity of orange-spotted grouper (Epinephelus coioides) and exerts strong bactericidal activity against six aquatic pathogens. Fish & Shellfish Immunology. doi:10.1016/j.fsi.2020.04.024

Đăng ngày 14/05/2021
Như Huỳnh
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 16:16 28/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 16:16 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 16:16 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 16:16 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 16:16 28/12/2024
Some text some message..