Chống lại các bệnh trên tôm từ probiotics

Ngành nuôi tôm trên toàn thế giới đang có sự phát triển nhanh chóng tuy nhiên dịch bệnh vẫn là yếu tố chính hạn chế sự phát triển. Bài viết này thảo luận về lợi ích của chế phẩm sinh học và những chủng vi sinh giúp tăng cường sự miễn dịch của tôm nuôi giúp phòng trị bệnh trên tôm.

Chống lại các bệnh trên tôm từ probiotics
Tôm thẻ chân trắng. Ảnh: istockphoto.com

Các bệnh do virus đang là mối lo ngại lớn trong nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm, bởi chúng chúng gây tỉ lệ chết khá cao từ đó gây tổn thất kinh tế nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi phải chuyển nhận thức sang an toàn sinh học, nghĩa là cải thiện các phương pháp nuôi tôm cũng như các hệ thống nuôi đảm để hạn chế sự xâm nhập và lây lan của mầm bệnh. Probiotic được sử dụng để kiểm soát mầm bệnh thông qua nhiều cơ chế khác nhau; do đó, chúng được xem là một thay thế cho điều trị bằng kháng sinh. Probiotic ngoài việc là vi khuẩn có lợi còn có hoạt tính chống virus.

Những bệnh do virus trên tôm

probiotic phòng bệnh tôm

Một số phương pháp giúp kiểm soát bệnh tôm

1. Chất lượng tôm giống được đảm bảo

Tôm giống trước khi thả nuôi phải được xét nghiệm sự hiện diện của các mầm bệnh phổ biến và được chứng nhận sạch bệnh.

2. Quản lý bệnh

Các yếu tố cần thiết trong quản lý bệnh là xử lý nước cấp, nước thải, bùn thải, xử lý tôm chết bệnh và các quy trình sau thu hoạch và an toàn sinh học trong trang trại. Thông thường nông dân ở các nước châu Á thường xả nước thải ra môi trường mà không cần xử lý điều này làm tăng nguy cơ dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Không xử lý triệt để tôm chết gây ra sự lây truyền và lây lan của bệnh. Virus hội chứng đốm trắng (WSSV) lây lan theo chiều ngang qua môi trường nước, thức ăn và sự có mặt của các động vật sống bị nhiễm bệnh (cua, còng...).

3. Quản lý nước thải

Các biện pháp khác nhau đã được áp dụng để xử lý chất thải và nước thải. Các loài cá như cá rô phi và cá măng được nuôi trong các ao lắng với vai trò như các bộ lọc sinh học, và nước thải được xả vào các ao lắng một thời gian trước khi cấp vào bể nuôi tôm. Để giảm tác động tiêu cực của nước thải, việc sử dụng sản phẩm vi sinh vật có hiệu quả đã được đề xuất. Thông thường, nông dân làm khô ao trong một đến hai tháng, sau đó cày và thu gom bùn ở đáy ao, sau đó thực hiện các phương pháp khử trùng, sấy khô và xả nước để đảm bảo rằng đáy ao được làm sạch và phù hợp cho nuôi tôm. Tái chế nước và cung cấp nước thông qua ao lắng là một số phương pháp được khuyến nghị để giảm thiểu nước thải ao nuôi tôm.

4. Thực khuẩn thể - Phage

Thực khuẩn thể (phage) là một thể “ăn” vi khuẩn, hay nói cho đúng: là virus của vi khuẩn, nó có thể gây bệnh và tiêu diệt vi khuẩn.

Thay thế kháng sinh bằng phage là một lựa chọn rất khả quan trong nuôi trồng thủy sản để kiểm soát việc chuyển vi khuẩn có thể gây hại cho cá và người tiêu dùng. Việc sử dụng các sinh vật này gây nhiễm và tiêu diệt vi khuẩn làm giảm đáng kể tác động môi trường của các trang trại nuôi cá, đồng thời tăng khả năng sinh lời bằng cách giảm tỷ lệ chết ở giai đoạn đầu của quá trình sản xuất.

5. Sử dụng hóa chất/kháng sinh

Để kiểm soát mầm bệnh trong nuôi trồng thủy sản người ta thường sử dụng các hóa chất như: BKC, iodine, Chlorine, Formal…

Ngoài oxytetracyline các kháng sinh khác được sử dụng trong nuôi tôm như tetracycline, Amoxicillin, Florfenicol, v.v. Xem thêm danh sách kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên biện pháp sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh tôm cần được hạn chế bởi tác hại lâu dài mà nó mang lại.

6. Probiotic trong nuôi tôm

Vi khuẩn axit lactic được sử dụng làm chế phẩm sinh học để cải thiện tăng trưởng, tỉ lệ sống của tôm nuôi và giảm mầm bệnh. Các vi khuẩn có lợi cho nuôi trồng thủy sản đã được phân lập từ trầm tích nước biển và trong đường tiêu hóa của động vật thủy sản. Tầm quan trọng của các hệ vi sinh vật có lợi này được liệt kê trong Bảng dưới. Chúng đã được chấp nhận là có hiệu quả hơn so với việc sử dụng kháng sinh hoặc các chất hóa học và được xem là một phương pháp toàn diện về môi trường cũng như sức khỏe vật nuôi.

probiotic phòng bệnh tôm
Vi sinh vật bản địa (những loài vi khuẩn có nhiều trong môi trường nuôi và cơ thể tôm) và ảnh hưởng của chúng đến tôm nuôi.

Probiotic có vai trò kích hoạt hệ thống phòng thủ miễn dịch của tôm. Tôm có một hệ thống miễn dịch kém và men vi sinh được biết là đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường đáp ứng miễn dịch ở tôm. Vi khuẩn Lactobacillus plantarum đã được báo cáo để tăng cường các phản ứng miễn dịch và biểu hiện gen ở tôm thẻ chân trắng, khi được cho ăn bổ sung. L. plantarum được biết có vai trò tăng cường hoạt động miễn dịch và hiệu quả tiêu diệt Vibrio alginolyticus và tăng tỉ lệ sống của tôm khi thử thách. Những hiệu quả đó được quan sát khi bổ sung liều 1010 CFU/Kg thức ăn trong 168h.

Lactobacillus plantarum cũng có hiệu quả cao với Vibrio harveyi. Trong thử thách thử nghiệm với V. harveyi, Tôm thẻ chân trắng cho thấy sức đề kháng tăng lên khi so sánh với nhóm đối chứng. Điều này là do chủng vi khuẩn có lợi cho thấy tác dụng miễn dịch đối với vật chủ. Các vi khuẩn sinh học được biết là tạo ra các hợp chất ngoại bào có thể kích thích phản ứng miễn dịch không đặc hiệu. 

Probiotic từ Pediococcus acidilactici cho thấy tác dụng bảo vệ tôm thẻ chống sự oxy hóa và stress khi thử thách với Vibrio nigripulchritudo. Chủng vi khuẩn có hiệu quả trong việc duy trì mức độ chống oxy hóa trong một thời gian dài hơn so với các nhóm đối chứng và không thử thách. Điều này cho thấy rằng các vi khuẩn probiotics bên cạnh việc tăng cường khả năng phòng vệ miễn dịch cũng duy trì mức độ phòng vệ trong tôm mang lại sự bảo vệ lâu dài. 

probiotic phòng bệnh tôm

Những chủng vi sinh vật được sử dụng như là probiotics trong nuôi tôm

Từ các báo cáo cho thấy bổ sung men vi sinh có kết quả tốt hơn khi sử dụng từ khi bắt đầu quá trình nuôi tôm so với sau khi dịch bệnh bùng phát. Vì vậy, gợi ý tốt nhất là đưa chế phẩm sinh học vào chế độ ăn thường xuyên của động vật để ngăn ngừa nó khỏi các bệnh nhiễm trùng khác nhau, giữ cho động vật khỏe mạnh và làm tăng giá trị kinh tế.

Bestha Lakshmi, Buddolla Viswanath và D.V.R.Sai Gopal Journal of Pathogens/ Volume 2013, Article ID 424123, 13 pages.

Đăng ngày 07/01/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Sai lầm thường gặp khi xử lý pH ruột tôm

Một trong những chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa là pH ruột tôm. Tuy nhiên, nhiều người nuôi tôm hiện nay vẫn còn gặp phải không ít sai lầm khi xử lý vấn đề này, dẫn đến hậu quả như tôm chậm lớn, kém ăn, thậm chí bùng phát dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 11:27 18/06/2025

Giảm tỷ lệ hao hụt khi thả ếch giống

Nghề nuôi ếch dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi không tốn nhiều vốn lại cho thu nhập khá cao, thời gian nuôi ngắn, phù hợp nuôi hình thức nông hộ. Tuy nhiên, để nuôi ếch hiệu quả không chỉ đơn giản là cho ăn hàng ngày mà cần có kỹ thuật phù hợp để hạn chế hao hụt. Tình trạng hao hụt thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức ăn chưa phù hợp, cách chăm sóc chưa đúng,... Việc hiểu rõ về kỹ thuật nuôi và sản xuất giống đúng cách là yếu tố quan trọng giúp vụ nuôi thành công.

Ếch
• 09:47 16/06/2025

Cung cấp gì cho tôm để hỗ trợ hấp thu tốt?

Hiệu quả hấp thu dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), nâng cao sức khỏe tôm và từ đó gia tăng lợi nhuận cho người nuôi. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của tôm rất nhạy cảm với biến động môi trường, khẩu phần ăn và mầm bệnh. Do đó, việc hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất là một yếu tố quan trọng mà người nuôi cần đặc biệt quan tâm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:27 12/06/2025

Tôm giống và tôm trưởng thành: Nhu cầu dinh dưỡng khác nhau thế nào?

Trong nuôi tôm, việc hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cuối vụ. Tôm giống và tôm trưởng thành có hệ tiêu hóa, khả năng hấp thu và yêu cầu dưỡng chất hoàn toàn khác nhau. Vậy cụ thể sự khác biệt đó là gì? Hãy cùng Tepbac phân tích chi tiết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:54 09/06/2025

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 00:21 19/06/2025

Chứng nhận ASC/GlobalGAP cho tôm Việt: Cơ hội vàng để vươn ra thị trường quốc tế

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, và những chứng nhận như ASC (Aquaculture Stewardship Council) và GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices) chính là chìa khóa mở cánh cửa này. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và tính bền vững của sản phẩm, việc đạt được các tiêu chuẩn quốc tế này không chỉ là một lợi thế cạnh tranh mà còn là yêu cầu tất yếu để tôm Việt vươn tầm.

Nuôi trồng thủy sản
• 00:21 19/06/2025

Sai lầm thường gặp khi xử lý pH ruột tôm

Một trong những chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa là pH ruột tôm. Tuy nhiên, nhiều người nuôi tôm hiện nay vẫn còn gặp phải không ít sai lầm khi xử lý vấn đề này, dẫn đến hậu quả như tôm chậm lớn, kém ăn, thậm chí bùng phát dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 00:21 19/06/2025

Giải mã sự thành công của tôm giống chất lượng cao

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, giống đóng vai trò then chốt quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cả một vụ nuôi. Không ngẫu nhiên khi những năm gần đây, thuật ngữ "tôm giống chất lượng cao" trở thành từ khóa phổ biến và được nhiều người nuôi tôm lẫn các nhà đầu tư quan tâm. Nhưng điều gì đã làm nên thành công của tôm giống chất lượng cao? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những yếu tố cốt lõi phía sau thành công đó.

tôm giống
• 00:21 19/06/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 00:21 19/06/2025
Some text some message..